Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tiết lộ thông tin người tố cáo là vi phạm pháp luật

Thứ sáu, 12/09/2014 - 09:23

(Thanh tra) - Khoản 1 Điều 26 Luật TC năm 2011 quy định về việc gửi kết luận nội dung TC, theo ðó, việc gửi văn bản kết luận nội dung TC bảo đảm không tiết lộ thông tin về người TC và bảo vệ bí mật Nhà nước. Như vậy, hành vi tiết lộ thông tin của Chủ tịch UBND huyện là vi phạm quy định của pháp luật TC.

Ông Tâm nộp đơn tố cáo (TC) hành vi vi phạm pháp luật của ông Chiến, Chủ tịch UBND xã đến Chủ tịch UBND huyện N. Tuy nhiên, trong quá trình gửi kết luận nội dung TC, Chủ tịch UBND huyện N đã để lộ thông tin về người TC. Vậy hành vi ðể tiết lộ thông tin của Chủ tịch UBND huyện N có vi phạm quy định của Luật TC không?

Là người giải quyết đơn TC của ông Tâm, Chủ tịch UBND huyện phải có trách nhiệm gửi kết luận nội dung TC cho người bị TC là ông Chiến. Khoản 1 Điều 26 Luật TC năm 2011 quy định về việc gửi kết luận nội dung TC, theo ðó, việc gửi văn bản kết luận nội dung TC bảo đảm không tiết lộ thông tin về người TC và bảo vệ bí mật Nhà nước. Như vậy, hành vi tiết lộ thông tin của Chủ tịch UBND huyện là vi phạm quy định của pháp luật TC.

Trường hợp quá thời hạn quy định mà TC không được giải quyết thì người TC có thể làm gì tiếp theo?

Khoản 1 Điều 27 Luật TC năm 2011 quy định: Trong trường hợp quá thời hạn quy định mà TC không được giải quyết hoặc có căn cứ cho rằng việc giải quyết TC là không đúng pháp luật thì người TC có quyền TC tiếp với người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của người có trách nhiệm giải quyết TC.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được TC tiếp, người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp xem xét, xử lý như sau: Yêu cầu người có trách nhiệm giải quyết TC phải giải quyết, trình bày rõ lý do về việc chậm giải quyết TC; có biện pháp xử lý đối với hành vi vi phạm của người có trách nhiệm giải quyết TC.

Xin cho biết, hồ sơ vụ việc TC bao gồm những tài liệu gì?

Việc giải quyết TC phải được lập thành hồ sơ. Hồ sơ vụ việc TC được quy định tại Điều 29 Luật TC năm 2011, bao gồm:

- Đơn TC hoặc bản ghi nội dung TC;

- Quyết định thụ lý giải quyết TC;

- Biên bản xác minh, kết quả giám định, thông tin, tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình giải quyết;

- Văn bản giải trình của người bị TC;

- Báo cáo kết quả xác minh nội dung TC trong trường hợp người giải quyết TC giao cho người khác tiến hành xác minh;

- Kết luận nội dung TC;

- Quyết định xử lý, văn bản kiến nghị biện pháp xử lý (nếu có);

- Các tài liệu khác có liên quan.

Hồ sơ vụ việc TC phải được đánh số trang theo thứ tự tài liệu. Việc lưu giữ, khai thác, sử dụng hồ sơ vụ việc TC được thực hiện theo quy định của pháp luật, bảo đảm không tiết lộ thông tin về người TC.

Việc công khai kết luận nội dung TC, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị TC được thực hiện dưới những hình thức nào và phải bảo đảm những quy định gì?

Người giải quyết TC có trách nhiệm công khai kết luận nội dung TC, quyết định xử lý hành vi vi phạm TC bằng một trong các hình thức quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật TC năm 2011, cụ thể như sau:

- Công bố tại cuộc họp cơ quan, tổ chức nơi người bị TC công tác;

- Niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức đã giải quyết TC, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị TC;

- Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.

Việc công khai kết luận nội dung TC, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị TC bảo đảm không tiết lộ thông tin về người TC và những nội dung thuộc bí mật Nhà nước.

Ngọc Hoàng (Nguồn: Bộ Tư pháp)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm