Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 01/09/2021 - 21:11
(Thanh tra) - Chiều ngày 1/9, tại Hà Nội, Cục Quản lý nợ và Tài chính Đối ngoại, Bộ Tài chính đã phối hợp với Ngân hàng Standard Chartered tổ chức Hội thảo trực tuyến tham vấn các chuyên gia quốc tế trong quá trình hoàn thiện Đề án “Đánh giá kết quả công tác xếp hạng tín nhiệm quốc gia giai đoạn 2013-2020 và đề xuất định hướng cho giai đoạn 2021-2030”.
Quang cảnh hội nghị tại đầu cầu Bộ Tài chính. Ảnh: TQ
Ông Trương Hùng Long - Cục tưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính cho biết, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về hội nhập quốc tế và nâng cao vị thế quốc gia trong thập kỷ vừa qua, lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam ngày càng quan tâm, đề cao tầm quan trọng của công tác xếp hạng tín nhiệm quốc gia và sự cần thiết của việc cải thiện kết quả hệ số tín nhiệm quốc gia.
Để tạo điều kiện cho Chính phủ cũng như các thành phần kinh tế tư nhân tiếp cận thị trường vốn quốc tế, Việt Nam đã ký kết thỏa thuận với 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm lớn nhất trên thế giới gồm Moody’s, S&P và Fitch. Từ năm 2013 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Nâng cao định mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia, đồng thời ban hành quyết định về việc cung cấp thông tin và phối hợp thực hiện công tác xếp hạng tín nhiệm quốc gia.
Cùng với việc nâng cao chất lượng quan hệ hợp tác với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm, những thành tựu kinh tế - xã hội nước ta đạt được trong một vài năm gần đây cũng được ghi nhận. Các biện pháp tăng thu tiết kiệm chi đã góp phần giảm bội chi. Bên cạnh đó các giải pháp tái cơ cấu nợ, quản lý nợ theo hướng bền vững đã góp phần tạo dư địa cho các chính sách tài khóa, hỗ trợ ứng phó với các rủi ro như thiên tai, bão lụt, dịch bệnh… Việc thực hiện hiệu quả nghiệp vụ quản lý nợ chủ động cũng được các tổ chức xếp hạng đánh giá cao, góp phần cải thiện hệ số tín nhiệm quốc gia, đặc biệt kể từ năm 2014 đến nay.
Theo ông Trương Hùng Long, xét bối cảnh Việt Nam đã trở thành nước thu nhập trung bình, và sẽ dần phụ thuộc nhiều hơn vào vay thương mại, việc nâng bậc xếp hạng tín nhiệm quốc gia là thông điệp có ý nghĩa hết sức tích cực. Một mặt góp phần nâng cao uy tín của quốc gia, mặt khác gia tăng niềm tin đối với các nhà đầu tư quốc tế, cả nhà đầu tư trực tiếp và gián tiếp.
Với việc nâng bậc tín nhiệm, chi phí huy động vốn nước ngoài của cả Chính phủ và doanh nghiệp sẽ giảm xuống. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng khi nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi dành cho Việt Nam đang giảm dần, tiến tới kết thúc. Vì vậy, để hướng tới mục tiêu cải thiện mức xếp hạng tín nhiệm của quốc gia cần tiếp tục nỗ lực hơn nữa và đặt ra kế hoạch, định hướng cụ thể cho công tác điều hành, phối hợp cho trung và dài hạn.
TQ
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 29/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra lễ khởi động chương trình thực thi Luật Sở hữu trí tuệ và “Hành trình 50+ tiến tới 100+ cho các thương hiệu sáng tạo Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình”.
PV
(Thanh tra) - Ngày 29/4 trong buổi tiếp công dân định kỳ tháng 4/2025, ông Tạ Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên đã chỉ đạo các cơ quan chức năng sớm giải quyết đề nghị của Doanh nghiệp tư nhân Lý Tấn Phát đảm bảo nguyên tắc sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với quy hoạch và quy định pháp luật.
Trần Lê
Nam Dũng
Trần Lê
TL
LHC
Ngọc Anh
T. Minh
PV
Trần Kiên
Nhật Huyền
Phương Anh
LHC
LHC