Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 06/09/2016 - 09:24
(Thanh tra) - Hỏi: Tôi là giáo viên biên chế của một trường THCS, đang đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), hệ số tiền lương là 3.00, nghỉ sinh con từ ngày 2/5/2016. Tôi được BHXH huyện thanh toán chế độ thai sản theo lương cơ sở 1.150.000. Theo Nghị định 47 của Chính phủ, từ ngày 1/5/2016 mức lương cơ sở là 1.210.000 đồng/tháng. Vậy, tôi có được hưởng chế độ thai sản theo mức lương cơ sở 1.210.000 không?.
BHXH Việt Nam trả lời:
Ngày 08/8/2016, Bộ Lao động Thương binh Xã hội đã ban hành Văn bản số 2917/BLĐTBXH-BHXH hướng dẫn việc thực hiện chế độ BHXH từ ngày 1/5/2016. Theo đó người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định bắt đầu hưởng chế độ thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe từ ngày 1/5/2016 trở đi thì mức hưởng được tính trên mức lương cơ sở 1.210.000 đồng. Với hướng dẫn trên thì trường hợp của bạn sẽ được điều chỉnh theo mức lương cơ sở 1.210.000 đồng.
Hỏi:
Khi lao động nữ nghỉ hết thời gian thai sản, xin nghỉ dưỡng sức và sau đó nghỉ không lương, xảy ra hai trường hợp: sau đó tiếp tục tham gia BHXH hoặc nghỉ việc luôn. Xin hỏi cả 2 trường hợp trên có được giải quyết chế độ nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau khi sinh con hay không?
BHXH Việt Nam trả lời:
Khoản 1 Điều 41 Luật BHXH năm 2014 quy định: lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa hồi phục thì được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe từ 5 đến 10 ngày. Luật BHXH không quy định việc không giải quyết nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau thời gian nghỉ thai sản, sau đó nghỉ không lương, sau đó tiếp tục tham gia BHXH hoặc nghỉ việc luôn. Đối chiếu quy định trên, trường hợp lao động nữ nghỉ hết thời gian thai sản trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa hồi phục thì được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe.
Hỏi:
Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH: Tại Điều 10 mục 1, Ví dụ 15; Thì cách tính mức hưởng của tháng nghỉ trước khi thai chết lưu là như thế nào? Giả sử nghỉ trước 35 ngày thì cách tính như thế nào? Cách thức ghi trên mẫu C70a-HD như thế nào?
Khi nào thì có điều chỉnh mức lương cơ sở 1.210.000 cho trợ cấp thai sản? Lao động tạm trú có được làm thủ tục hưởng chế độ BHXH 1 lần tại BHXH nơi tạm trú không?
BHXH Việt Nam trả lời:
1. Về cách tính mức hưởng đối với thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi thai chết lưu và thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ thời điểm thai chết lưu được tính như sau: Mức hưởng 1 tháng bằng 100% mức tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản; mức hưởng 1 ngày (bao gồm ngày lẻ của thời gian nghỉ trước khi thai chết lưu và thời gian hưởng chế độ thai sản tính từ thời điểm thai chết lưu) được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.
Cách thức ghi trên Mẫu C70a-HD đề nghị bạn thực hiện theo hướng dẫn tại mục ghi đối với chế độ thai sản Cột 2 (ghi điều kiện hưởng trợ cấp BHXH về tình trạng), Phần I của Bảng hướng dẫn lập, trách nhiệm ghi Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe (Mẫu C70a-HD).
2. Ngày 8/8/2016, Bộ Lao động Thương binh Xã hội đã ban hành Văn bản số 2917/BLĐTBXH-BHXH hướng dẫn việc thực hiện chế độ BHXH từ ngày 01/5/2016. Trên cơ sở hướng dẫn này, BHXH Việt Nam đang hoàn thiện văn bản chỉ đạo BHXH các tỉnh, TP tổ chức thực hiện và điều chỉnh phần mềm xét duyệt hưởng các chế độ BHXH. Trong tháng 8/2016 đã thực hiện việc điều chỉnh mức hưởng trợ cấp thai sản theo mức lương cơ sở 1.210.000 đồng đối với những người thuộc đối tượng điều chỉnh.
3. Người lao động có quyền được làm thủ tục hưởng chế độ BHXH một lần tại cơ quan BHXH địa phương nơi người lao động tạm trú.
Hỏi:
Người lao động phải nghỉ việc dưỡng thai mà có xác nhận của bệnh viện nhưng không theo mẫu của qui định tại Thông tư 14/2016/TT-BYT vì làm xác nhận trước có được giải quyết hưởng chế độ thai sản khi đủ điều kiện qui định hay không?
BHXH Việt Nam trả lời:
Khoản 1 Điều 101 Luật BHXH năm 2014 quy định: hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ phải nghỉ việc dưỡng thai (khi sinh con) là giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai.
Khoản 4 Điều 100 Luật BHXH năm 2014 giao Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mẫu, trình tự, thẩm quyền cấp giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai. Tuy nhiên, đến ngày 12/5/2016, Bộ Y tế mới ban hành Thông tư số 14/2016/TT-BYT quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật BHXH thuộc lĩnh vực y tế có hiệu lực thi hành từ 01/7/2016, trong đó có nội dung quy định về cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai và cách ghi nghỉ dưỡng thai trong giấy ra viện.
Trường hợp bạn hỏi có xác nhận của bệnh viện nhưng không theo mẫu qui định tại Thông tư 14/2016/TT-BYT, BHXH Việt Nam sẽ tổng hợp báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền để có hướng dẫn cụ thể.
T.K
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 12/12, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra tổ chức Hội thảo Hoàn thiện kết quả nghiên cứu “Bảo vệ bí mật Nhà nước và bí mật công tác của ngành Thanh tra – Thực trạng và giải pháp”, do TS Nguyễn Văn Tuấn, Phó Cục trưởng Cục 4, Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm.
Thái Hải
12:16 12/12/2024(Thanh tra) - Như đã thành thông lệ, sau khi thực hiện thí điểm từ năm 2016 đến nay, Thanh tra Chính phủ đã phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai việc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) của UBND các tỉnh, thành phố hàng năm (PACA).
Thành Dương
22:33 10/12/2024Nam Dũng
21:51 10/12/2024T.Thanh
18:24 10/12/2024Trần Quý
13:49 10/12/2024Trần Quý
11:39 10/12/2024Đức Tài
Chính Bình
PV
N. Phê
N. Phó
Trung Hà
CB
Đông Hà
Đông Hà
Hoàng Nam
Kim Thành