Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thanh Thanh
Thứ tư, 25/10/2023 - 23:21
(Thanh tra) - “Thu hẹp vùng biển xám, mở rộng vùng biển xanh” được chọn là chủ đề của Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 15 với 8 phiên thảo luận. Hội thảo sẽ diễn ra trong hai ngày từ 25-26/10.
Phiên thảo luận "Biển Đông: Chặng đường 15 năm qua". Ảnh: TTXVN
Hội thảo nhằm tập trung trao đổi, thảo luận về cách thức các lực lượng trên biển và các cơ chế khu vực có thể đóng góp một cách xây dựng vì mục tiêu hướng tới một Biển Đông “xanh hơn”, “hoà bình hơn”.
Tại hội thảo, quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao Phạm Lan Dung đã chia sẻ về lý do lựa chọn chủ đề của hội thảo lần này xuất phát từ mong muốn các chuyên gia sẽ cùng nhau phân tích về thực trạng Biển Đông và khu vực, làm rõ các quy tắc điều chỉnh chung, xác định các chính sách thúc đẩy lòng tin và hợp tác, làm sáng tỏ những hành vi có tác động tiêu cực tới trật tự dựa trên luât lệ và gia tăng căng thẳng.
“Thu hẹp vùng biển xám” hướng tới mục tiêu khiến không gian biển trở nên minh bạch và hoà bình hơn; “mở rộng vùng biển xanh” nhằm xác định những tiềm năng của biển và tương lai.
Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt thì 15 năm qua, chuỗi hội thảo Biển Đông đã và đang tạo ra môi trường rộng mở, thẳng thắng, hữu nghị cho các chuyên gia khu vực và quốc tế hội tụ để tăng cường hiểu biết chung và thu hẹp khác biệt.
Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt kì vọng trong 15 năm tới, đối thoại kênh này sẽ tiếp tục trở thành một diễn đàn an ninh biển cấp độ khu vực quan trọng, rộng mở, bao trùm và sáng tạo; là nơi gặp gỡ và là điểm giao thoa giữa các lợi ích từ Ấn Độ Dương tới Thái Bình Dương và xa hơn nữa.
Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt cho rằng, so với 15 năm trước, tình hình Biển Đông ngày càng trở nên phức tạp hơn, nhiều “vùng xám” mới nảy sinh cần phải được làm sáng tỏ.
Bên cạnh đó, Biển Đông vẫn là khu vực mang lại nhiều cơ hội hợp tác tiềm năng. Đáng chú ý, Hiệp định mới về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học tại khu vực nằm ngoài quyền tài phán quốc gia là minh chứng cho thấy các nước có mối quan tâm chung đối với biển. Việt Nam tự hào là một trong những nước tham gia ký kết đầu tiên.
“Chúng ta mới có thể giúp Biển Đông chuyển màu sắc từ “xám” sang “xanh”, hướng tới hoà bình và phát triển bền vững, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt cho rằng, để làm được điều đó, điều quan trọng là phải tôn trọng và tuân thủ luật biển quốc tế, được thể hiện trong Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 15 diễn ra trong hai ngày 25-26/10 với 8 phiên về các chủ đề đa dạng.
Trong ngày đầu tiên của hội thảo đã diễn ra 4 phiên thảo luận "Biển Đông: Chặng đường 15 năm qua"; "Các nước lớn và những trách nhiệm lớn: Hợp tác và cùng chung sống trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gia tăng"; "Cách tiếp cận đa phương về Biển Đông: Một xu hướng mới"; "Cần một khuôn khổ pháp lý cho đấu tranh pháp lý".
Trong ngày mai (26/10), Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 15 sẽ tiếp tục 4 phiên thảo luận chính về các chủ đề: Vai trò của Cảnh sát biển trong tăng cường hợp tác ở Biển Đông; Thời điểm quyết định: Năng lượng truyền thống hay năng lượng tái tạo?; Cơ sở hạ tầng thiết yếu: Ý nghĩa chiến lược mới của công nghệ và tiếng nói của thế hệ kế cận.
Hội thảo hiện đang thu hút sự quan tâm rất lớn, đã thu hút gần 50 diễn giả là các chuyên gia uy tín từ gần 20 quốc gia từ các châu lục khác nhau; gần 70 đại biểu từ các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam và nhiều phóng viên đến từ 21 hãng thông tấn, truyền hình trong và ngoài nước dự và đưa tin.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.
Minh Huyền
22:30 22/11/2024(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.
Lê Phương
21:51 22/11/2024Nguyễn Điểm
15:57 22/11/2024Trần Quý
13:17 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương