Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thông tư quy định về thẩm quyền, nội dung thanh tra trách nhiệm

Phương Hiếu

Thứ năm, 11/07/2024 - 19:58

(Thanh tra) - Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Dương Quốc Huy vừa ký ban hành Thông tư số 07/2024/TT- TTCP quy định về thẩm quyền, nội dung thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo (KNTC) và phòng, chống tham nhũng (PCTN).

Thông tư số 07/2024/TT- TTCP quy định về thẩm quyền, nội dung thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, KNTC và PCTN có hiệu lực thi hành từ ngày 15/8/2024. Ảnh: LP

Thẩm quyền thanh tra trách nhiệm

Thông tư gồm 5 Chương 14 Điều có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/8/2024 thay thế Thông tư số 07/2021/TT- TTCP ngày 1/10/2021 của Thanh tra Chính phủ (TTCP).

Về thẩm quyền thanh tra trách nhiệm được quy định từ Điều 3 - 8 Chương II. TTCP thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, KNTC và PCTN đối với các bộ, cơ quan bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Việc thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về PCTN đối với các doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 59 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 1/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCTN và Nghị định số 134/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2019/NĐ- CP ngày 1/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCTN.

Thanh tra Bộ thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, KNTC và PCTN đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý của Bộ. Việc thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về PCTN đối với các doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 59 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP và Nghị định so 134/2021/NĐ-CP.

Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, KNTC và PCTN đối với cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh; UBND cấp huyện; đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị khác thuộc UBND cấp tỉnh.

Việc thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về PCTN đối với các doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 59 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP và Nghị định số 134/2021/NĐ-CP.

Thanh tra sở thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về tiếp công dân, KNTC và PCTN đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của sở.

Thanh tra huyện thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về tiếp công dân, KNTC và PCTN đối với phòng, ban chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, UBND cấp xã, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị khác thuộc UBND cấp huyện.

Trong quá trình tiến hành thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, KNTC và PCTN, căn cứ vào yêu cầu của cuộc thanh tra, ngoài các cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng tra, đoàn thanh tra có quyền xem xét, xác minh đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan khác để làm rõ các nội dung cần thanh tra.

Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến nội dung thanh tra có trách nhiệm làm việc, báo cáo, giải trình, cung cấp thông tin, tài liệu theo yêu cầu của đoàn thanh tra đúng quy định của pháp luật.

Nội dung thanh tra

Về nội dung thanh tra được quy định từ Điều 9 đến Điều 13 Chương III của Thông tư. Đối với nội dung quản lý Nhà nước về thanh tra gồm công tác tham mưu, xây dựng, ban hành và hướng dẫn thực hiện quy định về tổ chức, hoạt động thanh tra thuộc thẩm quyền (nếu có); thực hiện trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước, Thủ trưởng cơ quan thực hiện chức năng thanh tra theo quy định của Luật Thanh tra; thực hiên chế độ thông tin, báo cáo; lập, quản lý, khai thác, sử dụng và lưu trữ hồ sơ thanh tra và các nội dung khác theo quy định của pháp luật về thanh tra.

Hoạt động thanh tra gồm công tác tổ chức xây dựng kế hoạch thanh tra, ban hành kế hoạch thanh tra thực hiện kế hoạch thanh tra; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra, trưởng đoàn thanh tra, thành viên khác của đoàn thanh tra trong quá trình thanh tra; thực hiện thẩm quyền ban hành quyết định thanh tra; xây dựng và phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra; chấp hành thời hạn thanh tra; trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra; báo cáo kết quả thanh tra; kết luận thanh tra, công khai kết luận thanh tra; xử lý vi phạm về thanh tra và theo dõi, đôn đốc, kiểm tra lực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra…

Nội dung thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về tiếp công dân gồm công tác tham mưu, xây dựng, ban hành và hướng dẫn thực hiện quy định về tiếp công dân (nếu có); theo dõi, tổng hợp, báo cáo tình hình tiếp công dân và xử lý đơn KNTC, đơn kiến nghị, phản ánh; thực hiện quy định tiêu chuẩn, chế độ, chính sách đối với người tiếp công dân.

Trong hoạt động tổ chức công tác tiếp công dân, thực hiện trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức công tác tiếp công dân; thực hiện các quy định của pháp luật về tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân; tiếp công dân định kỳ và đột xuất của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lý đơn khiếu nại, tổ cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật.

Nội dung thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về KNTC gồm công tác tham mưu, xây dựng, ban hành và hướng dẫn việc thực hiện quy định về KNTC thuộc thẩm quyền (nếu có); theo dõi, tổng hợp, báo cáo tình hình KNTC và kết quả giải quyết; lập, quản lý, khai thác, sử dụng và lưu trữ hồ sơ vụ việc giải quyết KNTC.

Hoạt động giải quyết KNTC có thụ lý giải quyết KNTC; chấp hành quy định về thời hạn giải quyết KNTC, tổ chức đối thoại; thực hiện quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết, ban hành quyết định giải quyết; công khai quyết định giải quyết; thi hành quyết định giải quyết KNTC có hiệu lực pháp luật; xử lý vi phạm pháp luật về KNTC (nếu có)…

Đối với nội dung thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về PCTN, công tác xây dựng văn bản pháp luật, chương trình, kế hoạch công tác PCTN; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật PCTN; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo công tác PCTN.

Thực hiện các quy định phòng ngừa tham nhũng như công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; xây dựng, thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ; thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn; chuyển đổi vị trí công tác của người có chức vụ, quyền hạn; thực hiện cải cách hành chính, ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý, thanh toán không dùng tiền mặt.

Thực hiện các quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập, tổ chức kê khai tài sản, thu nhập; công khai bản kê khai tài sản, thu nhập; quản lý, cập nhật bản kê khai tài sản, thu nhập và các thông tin về kiểm soát tài sản, thu nhập; theo dõi biến động về tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai; xác minh tài sản, thu nhập và công khai kết luận xác minh tài sản, thu nhập…

Về xử lý tham nhũng thì xử lý người có hành vi tham nhũng; thu hồi tài sản tham nhũng; xử lý hành vi khác vi phạm pháp luật PCTN; xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong PCTN và thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm tra, báo cáo kiểm toán, các quyết định xử lý và việc chấp hành chỉ đạo của cấp trên về công tác PCTN.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm