Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thanh tra Chính phủ công bố thủ tục hành chính được thay thế trong lĩnh vực PCTN

Giang Thân

Chủ nhật, 14/03/2021 - 21:55

(Thanh tra) - Tổng Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa ký ban hành quyết định công bố thủ tục hành chính (TTHC) được thay thế trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng (PCTN) thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của TTCP.

Trụ sở Thanh tra Chính phủ

Căn cứ Luật PCTN số 36/2018/QH14 ngày 20/11/2018; Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; Công văn số 252/TTCP-C.IV ngày 19/2/2021 của TTCP, các TTHC được thay thế gồm: Thủ tục thực hiện kê khai tài sản (KKTS), thu nhập; thủ tục công khai bản KKTS, thu nhập; thủ tục xác minh tài sản, thu nhập; thủ tục tiếp nhận yêu cầu giải trình; thủ tục thực hiện việc giải trình.

Đối với thủ tục KKTS thu nhập, trình tự thực hiện gồm 4 bước (lập danh sách người có nghĩa vụ kê khai và hướng dẫn việc kê khai; thực hiện việc kê khai; tiếp nhận, quản lý, bàn giao bản kê khai và công khai bản kê khai).

Cách thức thực hiện việc KKTS, thu nhập được tiến hành tại cơ quan, tổ chức, đơn vị của người có nghĩa vụ phải kê khai. Cơ quan Nhà nước các cấp; các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan hành chính Nhà nước; các doanh nghiệp Nhà nước phải thực hiện tổ chức triển khai việc KKTS, thu nhập.

Người có nghĩa vụ kê khai phải kê khai trung thực về tài sản, thu nhập, giải trình trung thực về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc KKTS, thu nhập.

Việc kê khai lần đầu, kê khai hàng năm, kê khai phục vụ công tác cán bộ được thực hiện theo mẫu bản kê khai và hướng dẫn.

Đối với thủ tục xác minh tài sản, thu nhập được thực hiện theo 6 bước (cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành quyết định xác minh và thành lập tổ xác minh; tổ xác mình yêu cầu người được xác minh giải trình về tài sản, thu nhập của mình; tiến hành xác minh tài sản, thu nhập; báo cáo kết quả xác minh tài sản, thu nhập; kết luận xác minh tài sản, thu nhập; công khai kết luận xác minh tài sản, thu nhập.

Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày ra quyết định xác minh, tổ trưởng tổ xác minh tài sản, thu nhập phải báo cáo kết quả xác minh tài sản, thu nhập bằng văn bản cho người ra quyết định xác minh; trường hợp phức tạp thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 90 ngày.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả xác minh tài sản, thu nhập, người ra quyết định xác minh phải ban hành Kết luận xác minh tài sản, thu nhập; trường hợp phức tạp thì thời hạn có thế kéo dài nhưng không quá 20 ngày.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận xác minh tài sản, thu nhập, người ra quyết định xác minh tài sản, thu nhập có trách nhiệm công khai Kết luận xác minh.

Thời hạn thực hiện TTHC không quá 115 ngày (trong đó thời hạn xác minh là 45 ngày, trường hợp phức tạp thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 90 ngày; thời hạn ban hành kết luận là 10 ngày, trường hợp phức tạp có thể kéo dài nhưng không quá 20 ngày; thời hạn công khai kết luận là 5 ngày làm việc).

Thủ tục tiếp nhận yêu cầu giải trình được thực hiện theo 3 bước (người yêu cầu giải trình gửi văn bản yêu cầu giải trình hoặc trực tiếp đến cơ quan, tố chức, cá nhân có trách nhiệm giải trình; cơ quan, tổ chức đơn vị, cá nhân có trách nhiệm giải trình tiếp nhận yêu cầu giải trình khi đáp ứng các điều kiện tại Điều 4 và Điều 5 Nghị định 59/2019/NĐ- CP ngày 1/7/2019; người có trách nhiệm giải trình thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu giải trình về việc giải quyết hoặc không giải quyết vả nêu rõ lý do.

Còn thủ tục thực hiện việc giải trình được thực hiện theo 4 bước (thu thập, xác minh thông tin có liên quan; làm việc trực tiếp với người yêu cầu giải trình để làm rõ những nội dung có liên quan khi thấy cần thiết; ban hành văn bản giải trình; gửi văn bản giải trình đến người yêu cầu giải trình.

Thời hạn thực hiện việc giải trình không quá 15 ngày kể từ ngày ra thông báo tiếp nhận yêu cầu giải trình. Trường họp có nội dung phức tạp thì có thể gia hạn 1 lần, thời gian gia hạn không quá 15 ngày và phải thông báo bằng văn bản đến người yêu cầu giải trình.

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 59/2019/NĐ- CP ngày 1/7/2019, những nội dung không thuộc phạm vi giải trình gồm: Nội dung thuộc bí mật Nhà nước; bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật kinh doanh theo quy định của pháp luật; nội dung chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị mà chưa ban hành, chưa thực hiện hoặc nội dung chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên với cơ quan cấp dưới.

Theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 59/2019/NĐ- CP ngày 1/7/2019, tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải trình trong các trường hợp: Người yêu cầu giải trình là cá nhân đã chết mà chưa xác định được người thừa kế quyền, nghĩa vụ; cơ quan, tố chức bị chia tách, sáp nhập, giải thế mà chưa có cá nhân, tố chức kế thừa quyền, nghĩa vụ trong việc yêu cầu giải trình; người yêu cầu giải trình là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật.

Cá nhân yêu cầu giải trình bị ốm đau hoặc vì lý do khách quan khác mà người thực hiện giải trình chưa thể thực hiện được việc giải trình.

Người yêu cầu giải trình là cá nhân đã chết mà không có người thừa kế quyền, nghĩa vụ; cơ quan, tố chức bị chia tách, sáp nhập, giải thế mà không có cá nhân, tố chức kế thừa quyền, nghĩa vụ trong việc yêu cầu giải trình; nội dung chỉ đạo, tố chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị mà chưa ban hành, chưa thực hiện hoặc nội dung chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên với cơ quan cấp dưới.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm