Theo dõi Báo Thanh tra trên
Trọng Tài
Thứ ba, 13/05/2025 - 20:32
(Thanh tra) - Ngày 13/5, các cơ quan chức năng huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình đã triển khai phương án cưỡng chế, buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực đất đai tại xã Nam Phú.
Cơ quan chức năng huyện Tiền Hải tiến hành cưỡng chế, phá dỡ công trình trên đất vi phạm. Ảnh: TD
Theo đó, chính quyền huyện đã tiến hành xử lý vi phạm trên diện tích hơn 60ha đất nuôi trồng thủy sản thuộc khu vực Cồn Vành do 14 cá nhân sử dụng trái phép.
Căn cứ hồ sơ quản lý đất đai, khu vực này là đất thuê thầu từ năm 1991, do UBND xã Nam Phú giao cho ông Phạm Hoài Nam (trú tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định) và ông Đinh Quang Nghi (trú tại xã Nam Phú, huyện Tiền Hải) để thực hiện mô hình nuôi tôm điểm theo chương trình Ramsar. Sau khi hết hạn hợp đồng vào năm 2002, UBND xã đã gia hạn việc thuê đất. Tuy nhiên, quá trình sử dụng đất của các cá nhân này phát sinh nhiều sai phạm, không tuân thủ cam kết theo hợp đồng.
Từ năm 2007, thay vì triển khai mô hình nuôi tôm theo thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt, ông Phạm Hoài Nam và ông Đinh Quang Nghi chỉ quai đắp khu vực đầm để nuôi thủy sản; đồng thời cho các cá nhân khác thuê lại diện tích ô đầm để tiếp tục nuôi trồng thủy sản, không trực tiếp thực hiện mô hình Ramsar.
Đoàn cưỡng chế chia làm 4 tổ công tác đã được phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết để thực hiện cưỡng chế vi phạm. Ảnh: TD
Sau quá trình kiểm tra, năm 2023, UBND xã Nam Phú đã ban hành thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng, yêu cầu các hộ dân bàn giao đất.
Mặc dù chính quyền đã tổ chức nhiều buổi tuyên truyền và đối thoại, nhưng các hộ dân vẫn không bàn giao đất, tiếp tục sử dụng diện tích nuôi trồng thủy sản trái phép.
Ngày 18/3/2024, UBND xã Nam Phú lập biên bản vi phạm hành chính và ngày 1/4/2024, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các cá nhân liên quan. Tuy nhiên, các hộ dân không đồng ý với quyết định này và đã khiếu nại lên Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
Huyện Tiền Hải đã tiến hành xử lý vi phạm trên diện tích hơn 60ha đất nuôi trồng thủy sản thuộc khu vực Cồn Vành do 14 cá nhân sử dụng trái phép. Ảnh: TD
Ngày 2/4/2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường ban hành các quyết định số 584, 586, 587/QĐ-BNNMT về việc giải quyết khiếu nại liên quan đến đất đai của những người thừa kế ông Đinh Quang Nghi. Kết luận của Bộ xác định, quá trình thực hiện hợp đồng thuê đất các công dân không tuân thủ cam kết, do đó UBND xã Nam Phú đã có thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng ngày 3/8/2023 theo đúng quy định tại Điều 428 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Ngoài ra, việc UBND xã Nam Phú lập biên bản vi phạm hành chính và UBND tỉnh Thái Bình ban hành quyết định xử phạt về hành vi chiếm đất được xác định là đúng pháp luật theo khoản 2 Điều 3 và khoản 2 Điều 14 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ.
Tuy nhiên, đến thời điểm trước khi cưỡng chế, chỉ có 5/19 hộ dân tự nguyện tháo dỡ các công trình vi phạm, các hộ còn lại không thực hiện biện pháp khắc phục, bàn giao đất cho địa phương. Ngày 28/4/2025, UBND huyện Tiền Hải đã ban hành quyết định cưỡng chế theo đúng trình tự pháp luật.
Quá trình cưỡng chế được thực hiện theo đúng quy định, đảm bảo an ninh, an toàn. Tài sản của người dân được kiểm đếm và chuyển về nơi tập kết theo quy định. Chính quyền địa phương đã triển khai các biện pháp giám sát, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng nhằm đảm bảo quá trình thực hiện cưỡng chế đúng quy trình pháp luật, không phát sinh tình huống tiêu cực ảnh hưởng đến công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện Tiền Hải.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2025 là bước hoàn thiện khung pháp lý quan trọng, giúp Việt Nam nâng cao chất lượng quốc gia, đáp ứng yêu cầu hội nhập sâu rộng và thúc đẩy đổi mới sáng tạo (ĐMST).
(Thanh tra) - Bà Cao Thị Hòa An, Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên khẳng định: Khi bỏ cấp huyện và sáp nhập xã, chính quyền cấp xã mới phải quản lý địa bàn rộng lớn hơn, dân số đông hơn và khối lượng công việc cũng nhiều hơn. Vì vậy, cán bộ lãnh đạo, quản lý cần đổi tư duy từ quản lý Nhà nước sang quản trị địa phương.
Trần Lê
Trần Quý
Trần Quý
Minh Nguyệt
T. Minh
Lâm Ánh
Lan Anh
Trần Kiên
Trần Kiên
Thu Huyền
Hải Hà
Trung Hà
Thái Hải
Phúc Anh
Hương Giang