Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tạo động lực phát triển kinh tế số và đột phá công nghệ cho Việt Nam

Hoàng Nam

Thứ năm, 26/12/2024 - 13:14

(Thanh tra) - Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số đã được trình lên Quốc hội và đưa ra thảo luận tại kỳ hợp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Sau khi ban hành, Luật được kỳ vọng sẽ tạo hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ số với trọng tâm là các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, từng bước chuyển dịch từ lắp ráp, gia công sang sáng tạo, thiết kế, tích hợp, sản xuất, làm chủ công nghệ lõi tại Việt Nam.

Công nghiệp công nghệ số đã được Đảng, Nhà nước ta xác định là một ngành công nghiệp nền tảng, để thúc đẩy cuộc cách mạng chuyển đổi số. Ảnh: TTM

Công nghiệp công nghệ số là lực lượng chủ lực phát triển các hạ tầng, nền tảng, dịch vụ, tư vấn, cung cấp giải pháp chuyển đổi số.

Năm 2024, tổng doanh thu công nghiệp công nghệ số ước đạt 152 tỷ USD, tăng 35,7% so với năm 2019; giá trị nội địa trong tổng doanh thu công nghiệp công nghệ số đạt 31,8%, thời điểm năm 2019, tỷ lệ này chỉ là 21,35%; tổng số nhân lực hoạt động trong 54.500 doanh nghiệp của ngành đạt 1,67 triệu người, tăng 67% so với năm 2019.

Năm 2023, Việt Nam có 5 sản phẩm công nghiệp công nghệ số được xếp hạng top đầu thế giới: Xuất khẩu điện thoại di động thông minh đứng thứ 2 thế giới; xuất khẩu linh kiện máy tính đứng thứ 5 thế giới; xuất khẩu thiết bị máy tính đứng thứ 6 thế giới; thiết bị linh kiện điện tử đứng thứ 8 thế giới và đứng thứ 7 thế giới về gia công phần mềm.

Để phát triển ngành công nghiệp công nghệ số, Chính phủ đã trình Quốc hội dự án Luật Công nghiệp công nghệ số nhằm khẳng định giá trị pháp lý của công nghiệp công nghệ số; hình thành các quy định, chính sách để thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ số.

Luật Công nghiệp công nghệ số hỗ trợ sự phát triển mạnh mẽ lĩnh vực công nghiệp công nghệ số trở thành ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước, tạo môi trường thuận lợi nhất để nuôi dưỡng phát triển doanh nghiệp công nghệ số, từng bước chuyển dịch từ lắp ráp, gia công sang sáng tạo, thiết kế, tích hợp, sản xuất, làm chủ công nghệ lõi tại Việt Nam; góp phần xây dựng Chính phủ số, động lực phát triển kinh tế số, xã hội số.

Hiện, Luật Công nghiệp công nghệ số đã được Quốc hội đưa ra thảo luận tại hội trường trong phiên họp ngày 30/11/2024, kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Tại đây, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã giải trình và làm rõ một số nội dung, vấn đề mà các đại biểu Quốc hội nêu.

Dự thảo Luật đã thể hiện rõ các nội dung cần thiết để phát triển toàn diện ngành công nghiệp công nghệ số như: Nghiên cứu và phát triển công nghệ số, phát triển hạ tầng công nghiệp công nghệ số, thúc đẩy hệ sinh thái công nghệ số toàn diện, phát triển doanh nghiệp công nghệ số, sản phẩm, dịch vụ công nghệ số, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, và phát triển nguồn nhân lực công nghệ số.

Những điểm mới trong Luật Công nghiệp công nghệ số

Công nghiệp bán dẫn: Là một phân ngành quan trọng của công nghiệp công nghệ số, tương đối hoàn chỉnh mang tính vật lý cao, có quy mô đủ lớn. Dự thảo giao Chính phủ xây dựng chiến lược, cơ chế chính sách riêng để phát triển trong từng thời kỳ.

Trí tuệ nhân tạo (AI): Là một trong các công nghệ số cốt lõi nhất. Luật đưa ra định nghĩa, các nguyên tắc quản lý và phát triển, giao Chính phủ quy định chi tiết nội dung này.

Tài sản số, tài sản mã hóa: Tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao, xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ như quyền tài sản phù hợp với quy định pháp luật dân sự, sở hữu trí tuệ và pháp luật khác có liên quan. Tài sản mã hóa là một loại tài sản số.

Cơ chế thử nghiệm: Là việc cho phép thử nghiệm có kiểm soát với phạm vi giới hạn về không gian, thời gian, quy mô, đối tượng thử nghiệm đối với sản phẩm, dịch vụ hội tụ công nghệ số, mô hình kinh doanh mới được tạo ra bởi hội tụ công nghệ số mà chưa có luật điều chỉnh hoặc khác với quy định của luật hiện hành.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng cơ sở dữ liệu về ngành Thanh tra giúp phát hiện các xu hướng tiêu cực từ sớm

Xây dựng cơ sở dữ liệu về ngành Thanh tra giúp phát hiện các xu hướng tiêu cực từ sớm

(Thanh tra) - Đó là nhận định của bà Phạm Diệu Huyền, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra (CL&KHTT) - chủ nhiệm đề tài khoa học cơ sở “Xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học về thanh tra, khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng”, tại Hội đồng nghiệm thu nghiên cứu khoa học vào ngày 26/12.

Thái Hải

21:50 26/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm