Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 18/02/2023 - 18:49
(Thanh tra) - Cục trưởng Đinh Việt Thắng đã ký quyết định ban hành Nội quy Tiếp công dân của Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải.
Ảnh minh họa: https://thuvienphapluat.vn/
Quyết định có hiệu lực từ ngày ký - 14/2/2023, thay thế Quyết định 1342/QĐ-CHK ngày 29/8/2014 của Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam.
Điều 1. Phòng Tiếp công dân
1. Phòng Tiếp công dân của Cục Hàng không Việt Nam là nơi tiếp công dân, người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh các vấn đề thuộc trách nhiệm của Cục Hàng không Việt Nam.
2. Địa chỉ Phòng Tiếp công dân: 119 Nguyễn Sơn, phường Gia Thụy, quận Long Biên, thành phố Hà Nội.
Điều 2. Thời gian tiếp công dân
1. Tiếp công dân thường xuyên từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần:
- Buổi sáng: Từ 08h00 đến 11h30.
- Buổi chiều: Từ 13h30 đến 16h30.
2. Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam tiếp định kỳ vào ngày làm việc đầu tiên của tuần cuối tháng và tiếp công dân đột xuất theo quy định pháp luật.
Điều 3. Quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
1. Khi đến nơi tiếp công dân, người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có các quyền sau đây:
a) Trình bày về nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
b) Được hướng dẫn, giải thích về nội dung liên quan đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của mình;
c) Khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của người tiếp công dân;
d) Nhận thông báo về việc tiếp nhận, kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
đ) Trường hợp người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh không sử dụng thông thạo tiếng Việt thì có quyền sử dụng người phiên dịch;
e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
2. Khi đến nơi tiếp công dân, người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có các nghĩa vụ sau đây:
a) Nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có);
b) Có thái độ đúng mực, tôn trọng đối với người tiếp công dân;
c) Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; ký hoặc điểm chỉ xác nhận những nội dung trình bày đã được người tiếp công dân ghi chép lại;
d) Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy tiếp công dân và hướng dẫn của người tiếp công dân;
đ) Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung thì phải cử người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
e) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khiếu nại, tố cáo của mình.
Điều 4. Trách nhiệm của người tiếp công dân
1. Khi tiếp công dân, người tiếp công dân phải bảo đảm trang phục chỉnh tề, có đeo thẻ công chức hoặc phù hiệu theo quy định.
2. Yêu cầu người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có); có đơn hoặc trình bày rõ ràng nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc tiếp nhận, thụ lý vụ việc.
3. Có thái độ đúng mực, tôn trọng công dân, lắng nghe, tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc ghi chép đầy đủ, chính xác nội dung mà người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày.
4. Giải thích, hướng dẫn cho người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, kết luận, quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền; hướng dẫn người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến đúng cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết.
5. Trực tiếp xử lý hoặc phân loại, chuyển đơn, trình người có thẩm quyền xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; thông báo kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cho công dân.
6. Yêu cầu người vi phạm nội quy nơi tiếp công dân chấm dứt hành vi vi phạm; trong trường hợp cần thiết, lập biên bản về việc vi phạm và yêu cầu cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Những trường hợp được từ chối tiếp công dân
Người tiếp công dân được từ chối tiếp người đến nơi tiếp công dân trong các trường hợp sau đây:
1. Người trong tình trạng say do dùng chất kích thích, người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
2. Người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy nơi tiếp công dân;
3. Người khiếu nại, tố cáo về vụ việc đã giải quyết đúng chính sách, pháp luật, được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài;
4. Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Cán bộ tiếp công dân và công dân phải thực hiện nghiêm chỉnh nội quy này.
Lịch tiếp công dân năm 2023 của Cục Hàng không Việt Nam
Ngày 14/2, Cục Hàng không Việt Nam thông báo lịch tiếp công dân năm 2023, cho biết, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam thực hiện tiếp công dân định kỳ 1 ngày trong 1 tháng vào ngày đầu tuần của tuần cuối tháng. Cụ thể:
Tháng | Ngày tiếp | Người tiếp công dân |
Tháng Một | 30 (Thứ Hai) | Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam |
Tháng Hai | 27 (Thứ Hai) | Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam |
Tháng Ba | 27 (Thứ Hai) | Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam |
Tháng Tư | 24 (Thứ Hai) | Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam |
Tháng Năm | 29 (Thứ Hai) | Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam |
Tháng Sáu | 26 (Thứ Hai) | Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam |
Tháng Bảy | 31 (Thứ Hai) | Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam |
Tháng Tám | 28 (Thứ Hai) | Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam |
Tháng Chín | 25 (Thứ Hai) | Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam |
Tháng Mười | 30 (Thứ Hai) | Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam |
Tháng Mười Một | 27(Thứ Hai) | Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam |
Tháng Mười Hai | 25(Thứ Hai) | Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam |
Trường hợp cần thiết vì lý do khách quan thì Cục trưởng Cục Cục Hàng không Việt Nam ủy quyền cho 01 phó cục trưởng tiếp hoặc thay đổi lịch tiếp công dân và thông báo cho công dân biết.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.
Minh Huyền
22:30 22/11/2024(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.
Lê Phương
21:51 22/11/2024Nguyễn Điểm
15:57 22/11/2024Trần Quý
13:17 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương