Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ bảy, 24/06/2023 - 17:51
(Thanh tra) - Ông Nguyễn Hồng Nam, Phó Chánh án TAND Cấp cao tại Hà Nội được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm thẩm phán TAND Tối cao.
Ông Nguyễn Hồng Nam được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm thẩm phán TAND Tối cao. Ảnh: HG
Chiều ngày 24/6, với 473/479 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Chánh án TAND Tối cao về việc bổ nhiệm thẩm phán TAND Tối cao.
Cụ thể, ông Nguyễn Hồng Nam, Phó Chánh án TAND Cấp cao tại Hà Nội được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm thẩm phán TAND Tối cao.
Ông Nguyễn Hồng Nam sinh năm 1968, quê xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, TP Hà Nội.
Ông Nam có trình độ tiến sỹ luật. Trước khi được phê chuẩn bổ nhiệm làm thẩm phán TAND Tố cao, ông Nam là thẩm phán cao cấp, Phó Chánh án TAND Cấp cao tại Hà Nội.
Như vậy, với nhân sự mới được phê chuẩn bổ nhiệm, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao có 15 thành viên. Trong đó, có Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình; 5 Phó Chánh án TAND Tối cao (gồm các ông: Nguyễn Văn Du, Nguyễn Trí Tuệ, Nguyễn Văn Tiến, Dương Văn Thăng, Phạm Quốc Hưng).
Các thẩm phán TAND Tối cao gồm các ông, bà: Lương Ngọc Trâm, Ngô Hồng Phúc, Ngô Tiến Hùng, Lê Văn Minh, Nguyễn Văn Dũng, Trần Hồng Hà, Đào Thị Minh Thủy, Nguyễn Biên Thùy, Nguyễn Hồng Nam.
Luật Tổ chức TAND quy định, số lượng thành viên Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao không dưới 13 người và không quá 17 người; gồm Chánh án, các Phó Chánh án TAND Tối cao là thẩm phán TAND Tối cao và các thẩm phán TAND Tối cao.
Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao có nhiệm vụ, quyền hạn như giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.
Phiên họp của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao phải có ít nhất 2/3 tổng số thành viên tham gia; quyết định của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.
Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao là quyết định cao nhất, không bị kháng nghị.
Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao cũng có quyền ban hành nghị quyết hướng dẫn các tòa án áp dụng thống nhất pháp luật; lựa chọn quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các tòa án, tổng kết phát triển thành án lệ và công bố án lệ để các tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử…
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Công tác nhân sự; phòng chống tội phạm, tham nhũng; giải quyết khiếu nại, tố cáo và thông qua nhiều luật, nghị quyết là những nội dung sẽ được Quốc hội bàn thảo, quyết định trong tuần làm việc cuối kỳ họp 8.
Hương Giang
05:30 25/11/2024(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.
Minh Huyền
22:30 22/11/2024Lê Phương
21:51 22/11/2024Nguyễn Điểm
15:57 22/11/2024Trần Trung
Lâm Ánh
Anh Minh
Minh Tân
Thu Huyền
Hoàng Nam
Anh Minh
Thùy Dương
Hương Giang