Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Những tổng cục, cục nào được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành?

Chủ nhật, 14/01/2024 - 21:55

(Thanh tra) - Chính phủ ban hành Nghị định số 3/2024/NĐ-CP quy định về cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.

Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam là 1 trong 9 cơ quan thanh tra tổng cục, cục thuộc Bộ. Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN

Nghị định quy định cụ thể về các cơ quan Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ.

 Theo đó, 9 cơ quan Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ gồm: 

1. Thanh tra Cục An toàn bức xạ và hạt nhân.

2. Thanh tra Cục Bổ trợ tư pháp.

3. Thanh tra Cục Hàng hải Việt Nam.

4. Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam.

5. Thanh tra Ủy ban Chứng khoán nhà nước.

6. Thanh tra Kho bạc Nhà nước.

7. Thanh tra Tổng cục Dự trữ Nhà nước.

8. Thanh tra Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.

9. Thanh tra Tổng cục Thống kê.

Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ, nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ, tổ chức, hoạt động của Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ được thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra, Nghị định số 43/2023/NĐ-CP, Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Các thanh tra sở

 Ngoài ra, Nghị định số 3/2024/NĐ-CP cũng quy định rõ các thanh tra sở được thành lập theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 26 của Luật Thanh tra gồm: Thanh tra Sở Công Thương; Thanh tra Sở Giao thông vận tải; Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo; Thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư; Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ; Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Thanh tra Sở Nội vụ; Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thanh tra Sở Tài chính; Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường; Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông; Thanh tra Sở Tư pháp; Thanh tra Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch hoặc Thanh tra Sở Văn hoá, Thể thao, Thanh tra Sở Du lịch; Thanh tra Sở Xây dựng; Thanh tra Sở Y tế.

Tại những sở không thành lập cơ quan thanh tra theo quy định thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Thanh tra sở căn cứ vào yêu cầu quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực tại địa phương và biên chế được giao. Trường hợp Thanh tra sở được luật quy định thì thực hiện theo quy định của luật và văn bản hướng dẫn thi hành.

Tổng cục, Cục thuộc Bộ được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành

 Bên cạnh đó, Nghị định số 3/2024/NĐ-CP quy định cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành là cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, bao gồm Tổng cục, Cục và tương đương thuộc Bộ (Tổng cục, Cục thuộc Bộ), Cục thuộc Tổng cục và tương đương (Cục thuộc Tổng cục), cơ quan khác được quy định tại Điều 20 và Điều 21 của Nghị định số 3/2024/NĐ-CP, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Theo Điều 20 Nghị định số 3/2024/NĐ-CP, Tổng cục, Cục thuộc Bộ được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành gồm:

1- Bộ Công Thương: Cục Công nghiệp, Cục Điều tiết điện lực, Cục Hóa chất, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Tổng cục Quản lý thị trường, Ủy ban Cạnh tranh quốc gia.

2- Bộ Giao thông vận tải: Cục Đăng kiểm Việt Nam, Cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường sắt Việt Nam, Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam.

3- Bộ Khoa học và Công nghệ: Cục Sở hữu trí tuệ, Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia.

4- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Cục An toàn lao động, Cục Quản lý Lao động ngoài nước.

5- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Cục Bảo vệ thực vật, Cục Chăn nuôi, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Cục Lâm nghiệp, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, Cục Thú y, Cục Thủy lợi, Cục Thủy sản, Cục Trồng trọt.

6- Bộ Nội vụ: Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Ban Tôn giáo Chính phủ, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước.

7- Bộ Tài chính: Cục Quản lý công sản; Cục Quản lý giá; Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm; Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí; Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán, Tổng cục Hải quan; Tổng cục Thuế.

8- Bộ Tài nguyên và Môi trường: Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, Cục Khoáng sản Việt Nam, Cục Quy hoạch và phát triển tài nguyên đất.

9- Bộ Thông tin và Truyền thông: Cục An toàn thông tin, Cục Báo chí, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Cục Tần số vô tuyến điện, Cục Viễn thông, Cục Xuất bản, In và Phát hành.

10- Bộ Tư pháp: Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực.

11- Bộ Y tế: Cục An toàn thực phẩm, Cục Dân số.

Cục thuộc Tổng cục và tương đương được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành gồm: Bảo hiểm xã hội tỉnh; Cục Dự trữ Nhà nước; Cục Hải quan; Cục Quản lý thị trường; Cục Thống kê; Cục Thuế; Kho bạc Nhà nước tỉnh.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Đổi mới phương thức thanh, kiểm tra, tập trung kiểm soát quyền lực, thực hiện các nội dung được phân cấp, phân quyền

Đổi mới phương thức thanh, kiểm tra, tập trung kiểm soát quyền lực, thực hiện các nội dung được phân cấp, phân quyền

(Thanh tra) - Đó là giải pháp nhằm đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong hoạt động thanh tra được đưa ra tại đề tài khoa học cấp bộ năm “Thanh tra, kiểm tra đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước” do TS Nguyễn Tuấn Khanh, Phó Hiệu trưởng Trường Cán bộ thanh tra, Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm, được Hội đồng Khoa học nghiệm thu xếp loại xuất sắc.

Thái Hải

18:05 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm