Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 26/12/2017 - 15:05
(Thanh tra)- Theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường Nhà nước năm 2009, người bị oan, sai phải có đơn yêu cầu mới được xin lỗi, phục hồi danh dự. Nhưng từ ngày 1/7/2018, Nhà nước phải có trách nhiệm chủ động phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại…
Buổi trực tiếp xin lỗi ông Nguyễn Thanh Chấn - người bị án oan 10 năm. Ảnh minh họa
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc cho hay, một trong những điểm thay đổi quan trọng của Luật Trách nhiệm bồi thường Nhà nước năm 2017 so với Luật năm 2009 chính là quy định về phục hồi danh dự. Chúng ta đã xoay ngược lại vấn đề, cách tiếp cận là Nhà nước phải chủ động, không bắt người dân phải yêu cầu. Quy trình, thủ tục cũng quy định.
“Việc xin lỗi phải từ trong tâm, làm một cách thành thực, người dân cảm thấy Nhà nước thể hiện được trách nhiệm của mình”, Thứ trưởng Ngọc nói.
Có quyền đề nghị nội dung phục hồi danh dự
Theo Điều 31, Luật Trách nhiệm bồi thường Nhà nước năm 2017, người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự, công chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật, người bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc trái pháp luật thì được phục hồi danh dự.
Ông Nguyễn Văn Bốn, Cục trưởng Cục Bồi thường Nhà nước (Bộ Tư pháp) nêu cụ thể, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường hoặc kể từ ngày có bản án, quyết định có hiệu lực thì cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại phải thông báo bằng văn bản cho người bị thiệt hại về việc Nhà nước tổ chức thực hiện phục hồi danh dự.
Người bị thiệt hại đồng ý với nội dung trong thông báo thì cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại thực hiện phục hồi danh dự. Trường hợp người bị thiệt hại không đồng ý với nội dung trong thông báo thì có ý kiến đề nghị cụ thể về nội dung đó để cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại có cơ sở thực hiện phục hồi danh dự.
“Trong trường hợp người bị thiệt hại đề nghị chưa thực hiện phục hồi danh dự thì việc thực hiện phục hồi danh dự chỉ được thực hiện khi có yêu cầu bằng văn bản của người bị thiệt hại”, Cục trưởng Cục Bồi thường Nhà nước lưu ý, phục hồi danh dự không quy định về thời hiệu.
Việc phục hồi danh dự đối với người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự được thực hiện bằng các hình thức: trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai tại nơi cư trú trong trường hợp người bị thiệt hại là cá nhân hoặc tại nơi đặt trụ sở trong trường hợp người bị thiệt hại là pháp nhân thương mại; đăng báo xin lỗi và cải chính công khai.
Việc phục hồi danh dự đối với cá nhân là người bị thiệt hại trong trường hợp bị buộc thôi việc trái pháp luật, bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện bằng hình thức đăng báo xin lỗi và cải chính công khai.
Thành phần tham gia buổi trực tiếp xin lỗi có báo chí
Để việc xin lỗi, phục hồi danh dự được bảo đảm, không xảy ra tình trạng “giam oan 4 năm, xin lỗi chỉ 5 phút, khiến người bị làm oan bật khóc ngay sau khi chủ tọa tuyên bố kết thúc buổi lễ” mà báo chí đã phản ánh, Luật giao Chính phủ quy định chi tiết và Bộ Tư pháp đang phối hợp với các bộ, ngành để xây dựng quy trình xin lỗi.
Theo dự thảo nghị định hiện Bộ Tư pháp đang lấy ý kiến rộng rãi, buổi trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai bắt buộc chỉ được thực hiện khi có đủ: người bị thiệt hại, người đại diện theo pháp luật của người bị thiệt hại (trường hợp phải có theo quy định của Bộ Luật Dân sự); đại diện UBND cấp xã nơi người bị thiệt hại cư trú hoặc nơi đặt trụ sở trường hợp người bị thiệt hại là pháp nhân thương mại; đại diện lãnh đạo cơ quan tiến hành tố tụng có liên quan trong trường hợp có nhiều người thi hành công vụ thuộc nhiều cơ quan tiến hành tố tụng khác nhau cùng gây thiệt hại.
Thành phần tham gia còn có cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ hoặc chồng, cha, mẹ bên vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi của người bị thiệt hại; người đại diện theo ủy quyền của người bị thiệt hại (nếu có), người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại (nếu có); đại diện cơ quan, tổ chức nơi người bị thiệt hại làm việc (nếu có); đại diện cơ quan báo chí….
Đáng chú ý, dự thảo nghị định quy định rõ những nội dung chính của bài trình bày trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai. Theo đó, bài trình bày phải có nội dung “thay mặt Nhà nước, đại diện lãnh đạo cơ quan thành thật xin lỗi người bị thiệt hại gia đình, người thân của người bị thiệt hại, cơ quan (nếu có) của người người bị thiệt hại và nhân dân; chia sẻ với người bị thiệt hại về những tổn thất mà họ phải gánh chịu và mong muốn người bị thiệt hại chấp nhận lời xin lỗi của Nhà nước”.
Đồng thời, phải “cam kết về việc xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật người thi hành công vụ đã có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, cơ quan bảo đảm không vi phạm pháp luật, phục vụ nhân dân tốt”.
Với việc đăng báo xin lỗi và cải chính công khai, dự thảo nghị định thiết kế theo hướng, các cơ quan chủ trì thực hiện phục hồi danh dự có trách nhiệm công khai trên 1 tờ báo trung ương và 1 tờ báo địa phương…
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ 1/1/2025, theo Thông tư số 59/2024 ngày 7/11/2024 của Bộ Công an, sẽ tiến hành thu thập ảnh chân dung, vân tay của công dân tại các cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
PV
15:40 13/12/2024(Thanh tra) - Sáng nay (13/12), tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức Hội nghị Đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan năm 2024 với cộng đồng doanh nghiệp phía Nam.
Trần Quý
15:21 13/12/2024Cảnh Nhật
12:51 13/12/2024Thái Hải
12:16 12/12/2024Thành Dương
22:33 10/12/2024Nam Dũng
21:51 10/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà