Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra (6)

Thứ sáu, 07/07/2023 - 14:00

(Thanh tra) - Thủ trưởng các cơ quan thanh tra được quy định tại khoản 2 Điều 105 Luật Thanh tra ban hành kết luận thanh tra có trách nhiệm tổ chức việc theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra của mình và của Thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp.

Ngày 8/5, Thanh tra Bộ Công an tổ chức công bố quyết định kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra của Chánh Thanh tra Bộ Công an tại Bình Thuận. Ảnh: Dũng Trí/Báo Thanh tra

Chương VI

CÔNG KHAI KẾT LUẬN THANH TRA, THEO DÕI, ĐÔN ĐỐC, KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN KẾT LUẬN THANH TRA, QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ VỀ THANH TRA

Mục 1. CÔNG KHAI KẾT LUẬN THANH TRA

Điều 48. Những nội dung kết luận thanh tra phải được công khai

Kết luận thanh tra phải được công khai toàn văn, trừ những nội dung trong kết luận thanh tra thuộc bí mật nhà nước, bí mật ngân hàng, bí mật kinh doanh theo quy định của pháp luật không được công khai.

Điều 49. Hình thức công khai kết luận thanh tra

1. Việc đăng tải kết luận thanh tra trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan thanh tra, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp phải được thực hiện ít nhất 15 ngày liên tục.

2. Ngoài việc công khai kết luận thanh tra theo quy định tại khoản 1 Điều này, người ra kết luận thanh tra lựa chọn ít nhất một trong các hình thức sau:

a) Công bố tại cuộc họp với thành phần gồm người ra quyết định thanh tra hoặc người được ủy quyền, đại diện Đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;

b) Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng (bao gồm báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử). Thời gian thông báo trên báo in, báo nói, báo hình ít nhất là 02 lần liên tục; việc thông báo trên báo điện tử phải thực hiện ít nhất 15 ngày liên tục;

c) Việc niêm yết kết luận thanh tra tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra do đối tượng thanh tra thực hiện. Thời gian niêm yết ít nhất là 15 ngày liên tục.

Mục 2. THEO DÕI, ĐÔN ĐỐC VIỆC THỰC HIỆN KẾT LUẬN THANH TRA, QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ VỀ THANH TRA

Điều 50. Mục đích theo dõi, đôn đốc

Việc theo dõi, đôn đốc nhằm giúp người ban hành kết luận thanh tra biết tiến độ, kết quả thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra, những khó khăn, vướng mắc để xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý.

Điều 51. Thẩm quyền theo dõi, đôn đốc

Thủ trưởng các cơ quan thanh tra được quy định tại khoản 2 Điều 105 Luật Thanh tra ban hành kết luận thanh tra có trách nhiệm tổ chức việc theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra của mình và của Thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp.

Điều 52. Đối tượng theo dõi, đôn đốc

Đối tượng theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra là đối tượng thanh tra, cơ quan quản lý trực tiếp đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm hoặc có liên quan đến việc thực hiện kết luận thanh tra.

Điều 53. Hình thức theo dõi, đôn đốc

1. Hoạt động theo dõi được thực hiện thông qua việc tổng hợp kết quả thực hiện, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra báo cáo về tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra và cung cấp tài liệu kiểm chứng.

2. Hoạt động đôn đốc được thực hiện bằng hình thức gửi văn bản đến với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra.

Điều 54. Nội dung theo dõi, đôn đốc

1. Nội dung theo dõi việc thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra

a) Việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị;

b) Tiến độ và kết quả thực hiện các nội dung trong kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra của đối tượng phải thực hiện;

c) Khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.

2. Nội dung đôn đốc việc thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra

a) Các nội dung được quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Yêu cầu đối tượng báo cáo giải trình về việc chưa hoàn thành việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra;

c) Yêu cầu đối tượng thực hiện các biện pháp cụ thể để hoàn thành thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra và báo cáo kết quả việc thực hiện các biện pháp đó.

Mục 3. KIỂM TRA THỰC HIỆN KẾT LUẬN THANH TRA, QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ VỀ THANH TRA

Điều 55. Căn cứ kiểm tra, quyết định kiểm tra

1. Người ra quyết định thanh tra quyết định kiểm tra khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ theo yêu cầu của người theo dõi, đôn đốc;

b) Cơ quan, tổ chức, cá nhân đã được đôn đốc nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra;

c) Đối tượng có hành vi cản trở, tẩu tán tài sản, tiêu hủy tài liệu, không hợp tác thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra.

2. Quyết định kiểm tra bao gồm các nội dung sau đây:

a) Căn cứ ra quyết định kiểm tra;

b) Phạm vi, đối tượng, nội dung kiểm tra;

c) Thời hạn kiểm tra;

d) Người được giao nhiệm vụ kiểm tra.

3. Chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày ký, quyết định kiểm tra phải được gửi cho đối tượng kiểm tra. Chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày ký quyết định kiểm tra, người có nhiệm vụ kiểm tra phải tiến hành kiểm tra.

Điều 56. Thời hạn kiểm tra

Thời hạn kiểm tra tối đa là 10 ngày làm việc kể từ ngày đối tượng kiểm tra nhận được quyết định kiểm tra.

Điều 57. Nội dung kiểm tra

1. Kết quả việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra.

2. Khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân khách quan, chủ quan của việc không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra.

3. Các hành vi vi phạm pháp luật của các bên liên quan trong việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra.

Điều 58. Báo cáo kết quả kiểm tra

1. Chậm nhất là 15 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra, người được giao nhiệm vụ kiểm tra có trách nhiệm báo cáo kết quả kiểm tra với Thủ trưởng cơ quan thanh tra.

2. Báo cáo kết quả kiểm tra bao gồm các nội dung sau đây:

a) Đánh giá tình hình, kết quả thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra;

b) Xác định trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra;

c) Kiến nghị việc xử lý người có hành vi vi phạm và các nội dung khác có liên quan trong thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra;

d) Kiến nghị các biện pháp, giải pháp để thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra; kiến nghị việc thanh tra lại khi có căn cứ quy định tại Điều 19 Nghị định này; kiến nghị xem xét lại các kết luận, kiến nghị về thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra.

Điều 59. Xử lý kết quả kiểm tra

1. Căn cứ báo cáo kết quả kiểm tra, người ra quyết định thanh tra xử lý kết quả kiểm tra như sau:

a) Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra xử lý kỷ luật người có hành vi vi phạm;

b) Áp dụng theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các sai phạm về kinh tế;

c) Áp dụng theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính;

d) Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét trách nhiệm người đứng đầu cơ quan quản lý trực tiếp của đối tượng khi không áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để buộc đối tượng thực hiện nghiêm chỉnh kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra;

đ) Kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét lại việc kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra; chuyển tin báo tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố vụ án hình sự sang cơ quan điều tra nếu quá trình kiểm tra phát hiện dấu hiệu tội phạm của các cá nhân có trách nhiệm hoặc có liên quan đến việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.

2. Trường hợp kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra không có khả năng để thực hiện thì báo cáo xin ý kiến Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước xem xét, quyết định.

(Còn nữa)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.

Minh Huyền

22:30 22/11/2024
Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.

Lê Phương

21:51 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm