Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 28/11/2024 - 14:29
(Thanh tra) - Ngày 28/11, với 454/455 đại biểu có mặt đã bỏ phiếu tán thành, Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) đã được thông qua với nhiều nội dung sửa đổi bổ sung, lấy nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân làm trung tâm để có các biện pháp hỗ trợ, bảo vệ.
Các đại biểu Quốc hội bấm nút thông qua Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi). Ảnh: HG
Nghiêm cấm thỏa thuận mua bán người từ khi còn đang là bào thai
Hiện nay, có tình trạng thỏa thuận mua bán bào thai trong bụng mẹ nhưng để nhằm nuôi dưỡng đứa trẻ sau khi được sinh ra. Theo các quy định của pháp luật liên quan, trong một số trường hợp quyền dân sự chỉ có thể được xác lập sau khi một người được sinh ra và còn sống; theo quy định của Bộ luật Hình sự, thì việc phạm tội đối với phụ nữ mang thai chỉ bị coi là tình tiết tăng nặng mà không bị coi là phạm tội đối với nhiều người. Như vậy, về mặt pháp lý chỉ được coi là người khi được sinh ra và còn sống. Theo y học thì bào thai cũng chưa được xác định là con người.
Dư luận cho rằng, tình trạng mua bán bào thai nhằm mục đích mua bán đứa trẻ sau khi được sinh ra đang là thực tế đáng lo ngại. Việc thỏa thuận mua bán này thực chất là tiền đề của hành vi mua bán người (mua bán người từ giai đoạn còn đang là bào thai), nhưng việc xử lý hành vi này lại chưa được pháp luật điều chỉnh.
Để nâng cao hiệu quả các biện pháp phòng, chống mua bán người từ sớm, từ xa; đồng thời, tạo cơ sở pháp lý để tiếp tục hoàn thiện pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm liên quan đến phụ nữ, trẻ em, Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) đã bổ sung hành vi “thỏa thuận mua bán người từ khi còn đang là bào thai” vào khoản 2 Điều 3 quy định các hành vi bị nghiêm cấm.
Người dưới 18 tuổi đi cùng nạn nhân, cũng được hỗ trợ như nạn nhân
Luật Phòng, chống mua bán người số 66/2011/QH12, quy định tùy trường hợp nạn nhân được hỗ trợ nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại, hỗ trợ y tế, hỗ trợ tâm lý thì người chưa thành niên đi cùng nạn nhân sẽ được hưởng chế độ hỗ trợ nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại, hỗ trợ y tế, hỗ trợ tâm lý (Điều 32).
Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) đã được sửa đổi, bổ sung theo hướng người dưới 18 tuổi đi cùng nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân được hưởng các chế độ hỗ trợ như nạn nhân, trừ hỗ trợ học nghề, tư vấn việc làm, trợ cấp khó khăn ban đầu, hỗ trợ vay vốn. Các chế độ hỗ trợ khác dành cho trẻ em (nếu có) thì được thực hiện theo quy định của pháp luật về trẻ em (khoản 2 và 3 Điều 37). Như vậy, theo quy định mới, người dưới 18 tuổi đi cùng nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân, đã được mở rộng hơn về quyền lợi khi được hỗ trợ pháp luật và học văn hóa.
Bên cạnh đó, nếu nạn nhân là công dân Việt Nam và người dưới 18 tuổi đi cùng đang ở nước ngoài thì được hỗ trợ nhu cầu thiết yếu, hỗ trợ y tế và chi phí phiên dịch. Sau khi những người này được cơ quan có thẩm quyền ở trong nước tiếp nhận và xác minh thì họ sẽ được hưởng chế độ hỗ trợ khác (Điều 37).
Trước tình hình tội phạm mua bán người qua biên giới hiện vẫn tiềm ẩn những diễn biến phức tạp. Các cơ quan chức năng cũng đã nhận diện được các hành vi mua bán người được che giấu qua nhiều hình thức như tham quan, du lịch, ký kết làm ăn kinh tế, lao động xuất khẩu, tổ chức kết hôn thông qua môi giới, nhận con nuôi…
Qua đó, Luật Phòng, chống buôn bán người (sửa đổi) đã bổ sung nội dung “ép buộc nạn nhân kết hôn trái ý muốn” vào khái niệm “mục đích vô nhân đạo khác” tại khoản 5 Điều 2 của Luật, để các cơ quan chức năng có cơ sở pháp lý để ngăn chặn, xử lý đối với trường hợp phụ nữ bị bán qua biên giới để buộc làm vợ.
Luật gồm 8 chương và 63 Điều, có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền thình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), ngày 25/12/2024, khi Nghị định số 147/2024/NĐ-CP chính thức có hiệu lực, các nền tảng mạng xã hội có trách nhiệm phải gắn biểu tượng đã xác thực đối với trang, kênh mạng xã hội của các cơ quan Nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp và người nổi tiếng. Đây là một biện pháp hữu hiệu để chống lừa đảo trực tuyến, vốn đang diễn ra rất phức tạp hiện nay.
Hoàng Nam
16:26 28/11/2024(Thanh tra) - Ngày 28/11, với 454/455 đại biểu có mặt đã bỏ phiếu tán thành, Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) đã được thông qua với nhiều nội dung sửa đổi bổ sung, lấy nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân làm trung tâm để có các biện pháp hỗ trợ, bảo vệ.
Hoàng Nam
19:23 27/11/2024Trần Kiên
18:07 27/11/2024Hương Giang
17:09 26/11/2024Hải Hà
14:23 26/11/2024Phương Anh
Hoàng Nam
Uyên Phương
Phương Anh
Phương Hiếu
Phương Hiếu
Trần Kiên
TH
Uyen Phuong
Hoàng Nam