Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đề xuất nghiêm cấm mua bán bào thai, thỏa thuận mua bán người từ khi còn là bào thai

Hương Giang

Thứ ba, 13/08/2024 - 11:59

(Thanh tra) - Trước tình hình mua bán bào thai đang diễn biến phức tạp, Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) mới nhất đã bổ sung quy định nghiêm cấm “mua bán bào thai; thỏa thuận mua bán người từ khi còn đang là bào thai”.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga. Ảnh: P.Thắng

Tiếp tục chương trình phiên họp chuyên đề pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi), sáng 13/8.

Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) sau khi được tiếp thu, chỉnh lý có 8 chương, 67 điều (tăng 1 điều so với dự thảo luật trình Quốc hội tại kỳ họp 7, trong đó bỏ Điều 45 và 58, bổ sung các điều 21, 40 và 67; sửa đổi 65 điều, giữ nguyên 2 điều).

Mua bán bào thai đang diễn biến phức tạp

Quá trình thảo luận dự án luật trước đó tại kỳ họp 7, một số ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung hành vi mua bán bào thai vào dự thảo luật để làm cơ sở đấu tranh phòng, chống hiệu quả thực trạng thỏa thuận mua bán người khi còn đang là bào thai.

Trình bày báo cáo tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết, Thường trực Ủy ban này nhận thấy, dự thảo luật quy định về khái niệm về mua bán người, trong khi bào thai chưa được xác định là con người, nên việc quy định mua bán bào thai trong khái niệm mua bán người là “không phù hợp”.

Tuy nhiên, Ủy ban Tư pháp nhận định thực tế đang diễn ra tình trạng mua bán bào thai nhằm mục đích mua bán đứa trẻ sau khi được sinh ra. Việc thỏa thuận mua bán này là tiền đề của hành vi mua bán người.

“Tình hình mua bán bào thai đang diễn biến phức tạp và việc xử lý hành vi mua bán bào thai chưa được pháp luật điều chỉnh”, theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp.

Vì vậy, để bảo đảm phòng ngừa, ngăn chặn từ sớm, phúc đáp yêu cầu thực tiễn, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo luật đã bổ sung quy định nghiêm cấm “mua bán bào thai; thỏa thuận mua bán người từ khi còn đang là bào thai”.

Theo quy định của dự thảo luật, “mua bán người là hành vi tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp, chuyển giao hoặc tiếp nhận người nhằm mục đích nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác, bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể, hoặc mục đích vô nhân đạo khác bằng cách sử dụng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác.

Hành vi tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp, chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 18 tuổi nhằm mục đích nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể, hoặc mục đích vô nhân đạo khác cũng được coi là mua bán người ngay cả khi không sử dụng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác”.

Có chính sách hỗ trợ người dưới 18 tuổi đi cùng nạn nhân

Vấn đề nữa, theo bà Nga, có ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị trường hợp người bị mua bán có sự đồng thuận để người khác mua bán mình thì không coi là nạn nhân của mua bán người.

Thường trực Ủy ban Tư pháp cho rằng, theo quy định của dự thảo luật, trường hợp mua bán người dưới 18 tuổi kể cả có sự đồng thuận của nạn nhân thì vẫn coi là mua bán người.

“Người dưới 18 tuổi chưa phát triển đầy đủ về nhận thức nên sẽ được pháp luật bảo vệ cao hơn”, bà Nga nói.

Còn trường hợp mua bán người trên 18 tuổi mà có sự đồng thuận thì luật này không coi là mua bán người, do yếu tố thủ đoạn (dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực, lừa gạt) là yếu tố bắt buộc trong hành vi mua bán người.

Theo đó, người từ 18 tuổi trở lên bị mua bán mà không cần dùng thủ đoạn (đồng thuận để người khác mua bán mình) thì không bị coi là nạn nhân.

Nói cách khác, người từ 18 tuổi trở lên bị xâm hại bởi hành vi (chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác..) quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 luật hiện hành “không còn bị coi là nạn nhân”.

Do có sự thay đổi về khái niệm nạn nhân, theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, dự thảo luật đã được bổ sung 1 điều quy định chuyển tiếp để xử lý trường hợp này.

Cụ thể, tại Điều 66 dự thảo luật quy định: “Người được xác định là nạn nhân trước thời điểm luật này có hiệu lực thì việc hưởng chế độ hỗ trợ được tiếp tục thực hiện theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người số 66 ngày 29/3/2011.”

Về ý kiến đề nghị quy định trẻ em được sinh ra bởi nạn nhân bị mua bán cũng là nạn nhân, Thường trực Ủy ban Tư pháp nhận thấy, các trẻ em này không thuộc đối tượng trực tiếp của hành vi mua bán người, trừ trường hợp thỏa thuận mua bán cháu bé từ khi còn trong bào thai.

Nhưng để bảo đảm tính nhân đạo và bảo vệ quyền trẻ em, dự thảo luật đã có quy định hỗ trợ người dưới 18 tuổi đi cùng nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân như hỗ trợ nhu cầu thiết yếu, y tế, tâm lý, chi phí đi lại, hỗ trợ pháp luật, phiên dịch.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đối với ông Hà Sỹ Đồng

Giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đối với ông Hà Sỹ Đồng

(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Minh Tân

17:29 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm