Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 11/10/2023 - 10:18
(Thanh tra) - Việc kiểm soát nguồn gốc nguyên liệu thủy sản khai thác nhập khẩu từ nước ngoài đã được tăng cường, đảm bảo theo quy định của pháp luật Việt Nam và cơ bản đáp ứng được quy định của Hiệp định về các biện pháp quốc gia có cảng (PSMA).
Tàu cá đánh bắt xa bờ neo đậu tại Cảng Phú Quý, Bình Thuận. Ảnh: https://nhandan.vn/
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, thời gian qua, công tác thông tin truyền thông, tuyên truyền, tập huấn về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) được đẩy mạnh từ Trung ương đến địa phương cả trong nước với nhiều hình thức đa dạng (truyền hình, phát thanh, báo giấy, báo điện tử, pano, áp phích, sổ tay, thư kêu gọi, phân công cán bộ cơ sở phụ trách một số hộ gia đình để tuyên truyền, vận động ngư dân không vi phạm khai thác IUU…) và trên các diễn đàn quốc tế, trong đó có sự tham gia tích cực của các hội, hiệp hội thủy sản, cộng đồng doanh nghiệp, cộng đồng ngư dân.
Khung pháp lý
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp chặt chẽ với các ủy ban của Quốc hội, các cơ quan của Chính phủ để nội luật hóa các quy định của Ủy ban Châu Âu (EC) về chống khai thác IUU và Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua Luật Thủy sản vào tháng 11 năm 2017. Chính phủ ban hành Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản; Nghị định 42/2019/NĐ-CP ngày 16/5/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành 08 thông tư hướng dẫn. Đến năm 2019 khung pháp lý cơ bản đã được hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu chống khai thác IUU.
Hiện nay, đang tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung phù hợp thực tiễn nghề cá Việt Nam và quy định quốc tế theo khuyến nghị của EC tại đợt thanh tra lần thứ 3 (Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 26/2019/NĐ-CP; Nghị định số 42/2019/NĐ-CP); trong đó Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý với đề nghị của Chính phủ về quy định việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính trong các hoạt động "khai thác, bảo vệ nguôi lợi thủy sản và nuôi trồng thủy sản" tại nghị định thay thế Nghị định số 42/2019/ND-CP ngày 16/5/2019 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các chương trình, đề án, quy hoạch để phát triển ngành Thủy sản bền vững, có trách nhiệm, hội nhập quốc tế và chống khai thác IUU để thực hiện có hiệu quả Chiến lược Phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11/3/2021.
Công tác chứng nhận và truy xuất nguồn gốc thủy sản
Triển khai thực hiện công tác chứng nhận và truy xuất nguồn gốc thủy sản từ khai thác theo quy định của Luật Thủy sản, Hiệp định về các biện pháp quốc gia có cảng (Hiệp định PSMA) cơ bản đáp ứng yêu cầu.
Thực hiện truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác trong nước được kiểm soát theo chuỗi qua cơ chế xác nhận, chứng nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác đảm bảo thống nhất với hồ sơ kiểm soát tàu ra vào cảng, công tác xác nhận tại 53 cảng cá chỉ định, chứng nhận tại chi cục thủy sản, cấp chứng thư xuất khẩu và kiểm soát nguyên liệu tại các nhà máy chế biến.
Hợp tác quốc tế
Ký kết cấp Chính phủ về tuyên bố chung về hợp tác quốc tế tự nguyện chống khai thác IUU với Indoneisa; Biên bản ghi nhớ về sử dụng đường dây nóng chống khai thác IUU với Bru-nei Dra-ru-sa-lam.
Ký kết bản ghi nhớ (MOU) về chống đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên nước Australia. MOU với Hoa Kỳ về thực thi pháp luật chống khai thác IUU.
Đang đàm phán ký kết đường dây nóng chống đánh bắt bất hợp pháp với Thái Lan, Căm-pu-chia; Malaysia, Indonesia.
Vận hành có hiệu quả hoạt động của đường dây nóng phòng chống khai thác IUU giữa Việt Nam - Phi-lip-pin; triển khai thoả thuận hợp tác trong lĩnh vực thuỷ sản với Thái Lan, Căm-pu-chia, Phi-lip-pin.
Tại diễn đàn đa phương, chủ trì xây dựng Sáng kiến “Xây dựng lộ trình chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định trong ASEAN giai đoạn 2020 - 2025”.
Tham gia tích cực các cam kết quốc tế, khu vực về chống khai thác IUU.
Thực hiện đầy đủ trách nhiệm của quốc gia không phải là thành viên nhưng là bên hợp tác của Tổ chức Quản lý nghề cá Trung Tây Thái Bình Dương.
Hợp tác với các tổ chức quốc tế như Trung tâm Phát triển nghề cá Đông Nam Á (SEAFDEC), Tổ chức Nông Lương Liên Hợp quốc (FAO) để triển khai các giải pháp thực hiện các quy định biện pháp quốc gia có cảng, truy xuất nguồn gốc điện tử, chuyển tải trên biển.Việc kiểm soát nguồn gốc nguyên liệu thủy sản khai thác nhập khẩu từ nước ngoài đã được tăng cường, đảm bảo theo quy định của pháp luật Việt Nam và cơ bản đáp ứng được quy định của Hiệp định PSMA, cụ thể: (i) Duy trì việc quản lý, theo dõi việc cấp xác nhận cho các lô hàng thủy sản được chế biến thủy sản khai thác nhập khẩu để xuất khẩu vào EU; đồng thời duy trì hoạt động thẩm tra sau chứng nhận, xác nhận đối với các cơ sở chế biến đảm bảo hoạt động truy xuất trong toàn bộ quá trình sản xuất. Tính đến nay, tất cả các lô hàng thủy sản khai thác được xác nhận cam kết đều được thông quan, chưa có lô hàng nào có vướng mắc hoặc trả về do nguyên nhân xác nhận cam kết IUU; (ii) Tăng cường cơ chế phối hợp trong tổ chức đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, siết chặt quản lý, thường xuyên kiểm tra các cơ sở, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản, đặc biệt là nơi có lô hàng bị cảnh báo từ phía EC. Nâng cao năng lực, kĩ năng thẩm định nguồn gốc thủy sản được khai thác ngoài Việt Nam, đặc biệt là nguyên liệu được khai thác tại các vùng nước thẩm quyền của các tổ chức quản lý khu vực, của các quốc đảo Thái Bình Dương; (iii) Thực hiện các quy định của Hiệp định PSMA về công bố cảng chỉ định cho tàu nước ngoài cập cảng (công bố được 14 cảng cá chỉ định cho tàu nước ngoài cập cảng) và tổ chức kiểm soát theo quy định.
Đối với hàng nhập khẩu bằng công-ten-nơ: Sửa đổi các quy định kiểm soát theo loài, trong đó thời gian trước mắt sẽ kiểm soát chặt chẽ đối với cá cờ kiếm. Yêu cầu các dữ liệu đầu vào về nguồn gốc, cơ chế chia sẽ thông tin giữa các cơ quan chức năng (Tổng cục Hải quan, cảng vụ …) nhằm thiết lập cơ sở dữ liệu phục vụ cho công kiểm soát và hậu kiểm đối với nguồn gốc của các loài có nguồn gốc từ khai thác nhập khẩu vào Việt Nam bằng được công-ten-nơ
Thực thi pháp luật và xử lý vi phạm
Về ngăn chặn, xử lý tàu cá Việt Nam khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài, các lực lượng thực thi pháp luật trên biển (hải quân, cảnh sát biển, kiểm ngư) tuần tra, kiểm tra, kiểm soát tại các vùng biển giáp ranh, chồng lấn, các vùng trọng điểm để ngăn chặn, xử lý tàu cá có hành vi vi phạm. Đến nay đã ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm ở các nước, quốc đảo Thái Bình Dương.
Các địa phương đã làm tốt, giảm đáng kể các vụ việc vi phạm như: Phú Yên, Tiền Giang. Các tỉnh vẫn còn tình trạng vi phạm như Bình Thuận, Bình Định, Khánh Hòa, Bến Tre, Kiên Giang.
Đối với việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi khai thác IUU, công tác thực thi pháp luật, xử phạt vi phạm hành chính đã được triển khai tích cực tại nhiều địa phương và các lực lượng thực thi pháp luật trên biển: Năm 2020 xử phạt trên 02 nghìn vụ với tổng số tiền xử phạt trên 61 tỷ đồng. Năm 2021 là gần 1 nghìn 7 trăm vụ với tổng số trên 21 tỷ đồng. Năm 2022 xử phạt gần 1 nghìn vụ với tổng số trên 16 tỷ đồng. Từ đầu năm 2023 đến nay, xử phạt 2.111 vụ với số tiền là 44.477.250.000 đồng.
Tình hình tàu cá Việt Nam vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài đã giảm dần qua các năm sau khi bị cảnh báo “thẻ vàng”; từ đầu năm 2023 đến ngày 13/9/2023, tàu cá vi phạm khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài bị bắt giữ, xử lý đã giảm 84,35% so với năm 2016; trong đó đã ngăn chặn, chấm dứt tàu cá vi phạm các nước, quốc đảo Thái Bình Dương từ năm 2018 đến nay.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Trong 2 ngày (5 - 6/12), Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức hội nghị thông tin tuyên truyền và thông tin đối ngoại năm 2024 cho hơn 300 cán bộ, người dân xã Y Tý và xã A Mú Sung, huyện Bát Xát.
Nam Dũng
14:08 07/12/2024(Thanh tra) - Cho ý kiến vào Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, đa số các ý kiến của các chuyên gia giáo dục đều ủng hộ việc bỏ hình thức xét tuyển sớm và cần siết chặt lại các quy định, để công tác tuyển sinh công bằng và hiệu quả hơn.
Lê Phương
21:30 06/12/2024Nam Dũng
18:27 06/12/2024Trọng Tài
22:56 04/12/2024Hương Giang
21:33 04/12/2024N. Phó
Nam Dũng
Lê Phương
Lê Phương
Phương Anh
Minh Thắng
Hương Giang
Hương Giang
Cảnh Nhật
VG
TC
Trần Quý