Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ hai, 17/07/2023 - 13:36
(Thanh tra) - Bộ Tư pháp đã ban hành Chương trình Hành động phòng, chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực trong thi hành án dân sự (THADS) giai đoạn 2023-2026 (gọi tắt là Chương trình).
Nâng cao nhận thức PCTN, tiêu cực trong hệ thống THADS. Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
Tập trung nguồn lực thu hồi tài sản bị chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng
Mục đích của Chương trình là tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức, người lao động trong hệ thống THADS về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với công tác PCTN, tiêu cực. Đồng thời, triển khai thực hiện đầy đủ, đồng bộ, kịp thời có hiệu quả các nhiệm vụ về PCTN, tiêu cực theo quy định của Luật PCTN năm 2018 và các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Bộ Tư pháp, Tổng cục THADS nhằm phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tham nhũng, tiêu cực của công chức, người lao động trong hệ thống THADS, với tinh thần chủ động phòng ngừa từ sớm, từ xa.
Về nhiệm vụ, Chương trình nêu rõ, tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, triển khai kịp thời, đầy đủ các văn bản của Đảng, Nhà nước về PCTN, tiêu cực trong toàn hệ thống THADS; tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền, phổ biến nội dung của nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng; nâng cao ý thức, trách nhiệm về PCTN trong lĩnh vực THADS.
Xây dựng Luật Sửa đổi, bổ sung Luật THADS và các văn bản pháp luật có liên quan theo hướng: Kiểm soát quyền lực để PCTN, tiêu cực trong hoạt động THADS, theo dõi thi hành án hành chính; có cơ chế kiểm soát quyền lực trong nội bộ, giữa các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tư pháp đối với hoạt động THADS với nhiều phương thức khác nhau thông qua việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo thẩm quyền để PCTN, tiêu cực trong hoạt động THADS.
Có cơ chế kiểm soát quyền lực theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong nội bộ Tổng cục THADS, các cơ quan THADS. Bên cạnh đó, xây dựng đề án nâng cao chất lượng đội ngũ công chức làm công tác THADS đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, nhằm phát triển nguồn nhân lực làm công tác THADS, thi hành án hành chính và công nghệ thông tin đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, trong sạch, vững mạnh, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực.
Đồng thời, nâng cao kết quả THADS, tập trung thi hành hiệu quả các vụ việc THADS về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; thực hiện hiệu quả, đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ THADS, theo dõi thi hành án hành chính hàng năm.
Cùng với đó, rà soát, tăng cường chỉ đạo thi hành các vụ việc đã ra quyết định thi hành án có điều kiện thi hành trên một năm mà chưa thi hành xong, vụ việc thu hồi nợ cho các tổ chức tín dụng có giá trị từ 20 tỷ đồng trở lên; tập trung nguồn lực thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế để nâng cao kết quả thu hồi tài sản trong giai đoạn thi hành án, đặc biệt là các vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, tiêu cực theo dõi.
Tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện thủ tục thi hành án, nhất là thủ tục xác minh điều kiện thi hành án, xử lý tài sản kê biên, thẩm định giá, quy trình bán đấu giá tài sản, thu, chi tiền thi hành án, kiểm kê kho vật chứng theo đúng quy định của pháp luật về PCTN, tiêu cực trong hoạt động THADS.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm hành vi tham nhũng, tiêu cực
Tổ chức thực hiện nghiêm, hiệu quả Quyết định số 205-QĐ/TW ngày 23/9/2019 của Bộ Chính trị về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền trong toàn hệ thống THADS. Tăng cường giám sát việc sử dụng quyền lực của cán bộ lãnh đạo, nhất là người đứng đầu, tăng cường giám sát trong nội bộ. Rà soát, bổ sung, khắc phục những sơ hở, bất cập trong công tác tổ chức, cán bộ; thực hiện phân công, phân cấp rõ ràng; quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng tổ chức, cá nhân, khắc phục tình trạng chồng chéo, bỏ trống trong hoạt động quản lý THADS.
Đồng thời, kịp thời nắm bắt, tập trung xử lý các điểm nóng, địa bàn yếu kém về công tác tổ chức cán bộ, nhất là đội ngũ lãnh đạo trong hệ thống THADS; thực hiện rà soát, sắp xếp, thay thế đối với cán bộ yếu kém, nhất là người đứng đầu. Tăng cường giám sát thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn theo quy định pháp luật PCTN, tiêu cực trong hoạt động THADS.
Thực hiện nghiêm việc công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc hệ thống THADS theo quy định pháp luật về PCTN, tiêu cực trong hoạt động THADS.
Đồng thời, kiểm soát tài sản, thu nhập theo quy định của Luật PCTN, Nghị định của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập và các văn bản khác về kê khai tài sản, thu nhập đối với công chức thuộc đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập trong toàn hệ thống THADS.
Xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, quy định nội bộ đối với cán bộ, đảng viên, công chức, người lao động trong hệ thống THADS có hành vi tiêu cực, tham nhũng; xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tiêu cực, tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra, thực hiện hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong THADS để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm hành vi tham nhũng, tiêu cực; thực hiện tốt việc tiếp công dân, xử lý thông tin đường dây nóng trong hoạt động THADS; thường xuyên rà soát việc xử lý đơn, kịp thời xử lý các kiến nghị của người dân, thông qua đó làm kênh nắm bắt thông tin về tham nhũng, tiêu cực để kịp thời phát hiện, xử lý.
Đẩy mạnh công tác kiểm tra, tự kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN, tiêu cực. Trong đó, xác định kiểm tra có trọng tâm, tập trung vào những lĩnh vực nhạy cảm, phức tạp, dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực; các vụ việc thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; các vụ việc thu hồi nợ cho các tổ chức tín dụng có giá trị từ 20 tỷ đồng trở lên; các vụ việc có nhiều đơn thư, nhiều thông tin báo chí phản ánh.
Tăng cường công tác hậu kiểm tra, thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định sau kiểm tra phải được chỉ đạo thực hiện nghiêm túc theo quy định pháp luật; tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về thực thi công vụ, công chức, nhất là việc thực hiện quy tắc ứng xử, những việc cán bộ, công chức không được làm; trách nhiệm giải trình, việc thực thi công vụ; tiếp tục thực hiện nghiêm quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, đơn vị trong hệ thống THADS.
Phát hiện, chấn chỉnh và xử lý kịp thời các vi phạm (nếu có) phát hiện qua thanh tra, kiểm tra; phát hiện, kiến nghị sửa đổi cơ chế, chính sách nhằm khắc phục những sơ hở, bất cập trong quản lý.
Tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành Trung ương, cấp ủy, chính quyền địa phương về PCTN, tiêu cực trong THADS: Tăng cường phối hợp giữa Bộ Tư pháp với các bộ, ngành có liên quan trong công tác xây dựng pháp luật để hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực bên ngoài; tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong THADS, theo dõi thi hành án hành chính, đặc biệt là trong công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế do Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo.
Phối hợp với Tòa án nhân dân Tối cao giải quyết yêu cầu, kiến nghị của cơ quan THADS trong thời hạn theo quy định của pháp luật; nhất là các vụ việc án tuyên không rõ, khó thi hành. Phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao trong công tác kiểm sát hoạt động THADS, phát hiện vi phạm PCTN, tiêu cực qua hoạt động kiểm sát, có biện pháp tháo gỡ các vụ việc phức tạp, kéo dài mà pháp luật chưa có quy định.
Thanh tra Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Tổng cục THADS tham mưu việc tổ chức thực hiện công tác thanh tra đối với hệ thống THADS. Tổng cục THADS định kỳ báo cáo Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp việc tổ chức thực hiện Chương trình hành động và những vấn đề vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Đó là giải pháp nhằm đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong hoạt động thanh tra được đưa ra tại đề tài khoa học cấp bộ năm “Thanh tra, kiểm tra đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước” do TS Nguyễn Tuấn Khanh, Phó Hiệu trưởng Trường Cán bộ thanh tra, Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm, được Hội đồng Khoa học nghiệm thu xếp loại xuất sắc.
Thái Hải
18:05 22/11/2024(Thanh tra) - Ngày 22/11, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Nguyễn Điểm
15:57 22/11/2024Trần Quý
13:17 22/11/2024Hải Hà
16:27 20/11/2024Trà Vân
16:21 20/11/2024Nam Dũng
Hoàng Nam
Lâm Ánh
Phương Hiếu
Cảnh Nhật
Văn Thanh
Trần Kiên
PV
PV
Thu Huyền
Văn Thanh