Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thanh Thanh
Thứ ba, 12/04/2022 - 21:13
(Thanh tra)- Ngày 12/4, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (UBTƯ MTTQ) Việt Nam tổ chức hội nghị góp ý dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT).
Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng chủ trì hội nghị. Ảnh: Kỳ Anh
Nội dung Dự thảo Luật SHTT sửa đổi kì này cơ bản tập trung vào 7 nhóm chính sách lớn là, đó là: Bảo đảm quy định rõ về tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, chủ sở hữu quyền liên quan trong các trường hợp chuyển nhượng, chuyển giao quyền; khuyến khích tạo ra, khai thác và phổ biến sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được tạo ra từ ngân sách nhà nước; tạo thuận lợi cho quá trình thực hiện thủ tục đăng ký và xác lập quyền; đảm bảo mức độ bảo hộ thỏa đáng và cân bằng; tăng cường hiệu quả hoạt động hỗ trợ về SHTT; nâng cao hiệu quả của hoạt động thực thi quyền SHTT; bảo đảm thi hành đầy đủ và nghiêm túc các cam kết quốc tế trong quá trình hội nhập.
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT đang tiếp tục được xin ý kiến góp ý của các nhà khoa học, chuyên gia, các tầng lớp nhân dân thông qua các hội nghị, hội thảo để hoàn thiện và tạo sự đồng thuận cao.
Cần bảo đảm bảo vệ được quyền lực trí tuệ
Tại hội thảo, PGS.TS Quách Sỹ Hùng, Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Dân chủ - Pháp luật, UBTƯ MTTQ Việt Nam cho rằng, đối với những tài sản hữu hình thì đã rõ ràng, còn với những tài sản trí tuệ thì tính chất hoàn toàn khác, càng sử dụng thì càng gia tăng, không mất đi.
“Chúng ta có quyền lực kinh tế và quyền lực trí tuệ, trong đó quyền lực trí tuệ rất quan trọng, nếu phát triển thì quốc gia hưng thịnh. Do đó, sửa luật lần này cần bảo đảm bảo vệ được quyền lực trí tuệ đó”, PGS.TS Quách Sỹ Hùng nói.
PGS.TS Quách Sỹ Hùng cũng đề nghị cần quy định xử phạt nghiêm những hành vi xâm phạm quyền SHTT, kể cả xử lý hình sự, nhất là trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái ngày càng lộng hành và làm tổn hại người tiêu dùng, ảnh hưởng đến nền sản xuất, kinh tế thị trường.
TS Nguyễn Viết Chức, Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Văn hóa - Xã hội, UBTƯ MTTQ Việt Nam cho rằng, để bảo đảm các tổ chức, cá nhân làm ra, sáng tạo ra sản phẩm phải đi đăng ký quyền SHTT và các cơ quan quản lý nhà nước phải tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân đăng ký quyền SHTT, tránh tình trạng như vừa qua, nhiều sản phẩm, hàng hóa của người Việt Nam bị nước ngoài đăng ký quyền SHTT.
Xử phạt hành chính phải tính thiệt hại của người bị xâm phạm quyền SHTT, một bộ phim làm ra chưa thu được lợi nhuận đã bị xâm phạm thì thiệt hại của họ là rất lớn, nên khi xử phạt phải tính thiệt hại đó”, TS Nguyễn Viết Chức nhấn mạnh.
GS.TS Lê Vân Trình, Ủy viên Hội đồng Tư vấn Khoa học, Giáo dục và Môi trường, UBTƯ MTTQ Việt Nam đề nghị cần sửa đổi tên dự án luật, bởi Luật SHTT năm 2005 cũng đã được sửa đổi 2 lần vào năm 2009 và năm 2019. Do đó nên đổi tên dự án “Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT” thành “Luật SHTT, 2022”.
Bên cạnh đó, dự thảo quy định bổ sung điều 52 (khoản 18 Điều 1 của dự thảo) sửa đổi “trong trường hợp từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan thì cơ quan quản lý Nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ”. Tuy nhiên, nội dung này không nêu rõ lý do từ chối, có thể dẫn tới sự thiếu minh bạch trong thủ tục quy định việc từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, vì thế cần bổ sung thêm “phải thông báo bằng văn bản, nêu lý do từ chối cho người nộp hồ sơ".
GS.TS Lê Vân Trình kiến nghị, dự thảo cần quy định chi tiết mang tính định lượng các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng để cả chủ sở hữu và cơ quan nhà nước có thẩm quyền có cơ sở thống nhất, cụ thể khi xác lập quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng.
Việc sửa đổi là yêu cầu cấp thiết đối với sự phát triển
Theo Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Nguyễn Hữu Dũng, qua16 năm thi hành, Luật SHTT đã phát huy vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ pháp luật đối với loại tài sản đặc biệt, đó là tài sản trí tuệ. Tuy nhiên, bối cảnh phát triển hiện nay, Việt Nam không còn thuần túy là nước “sử dụng tài sản trí tuệ” mà đang chuyển mạnh sang là nước tạo ra loại tài sản này để phục vụ cho mô hình tăng trưởng theo chiều sâu.
Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT lần này là yêu cầu cấp thiết đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, đáp ứng các quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp và yêu cầu mới đề ra theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng; đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về SHTT.
Ông Nguyễn Hữu Dũng đánh giá cao những ý kiến đóng góp tâm huyết của các chuyên gia, nhà khoa học tại hội nghị; khẳng định, các đề xuất, góp ý đã đạt hiệu quả thiết thực, đại diện cho tiếng nói của các giới, tầng lớp nhân dân.
Ông Nguyễn Hữu Dũng đề nghị, Ban Tuyên giáo UBTƯ MTTQ Việt Nam cần tổng hợp đầy đủ, tiếp thu cao nhất để khẩn trương hoàn thiện văn bản góp ý gửi Ủy ban Pháp luật của Quốc hội để tổng hợp báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến để thông qua tại kỳ họp lần thứ 3 vào tháng 5/2022.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.
Minh Huyền
22:30 22/11/2024(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.
Lê Phương
21:51 22/11/2024Nguyễn Điểm
15:57 22/11/2024Trần Quý
13:17 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương