Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Không có vùng cấm, không có ngoại lệ với những hành vi phạm tội

Xuân Thống

Thứ năm, 02/03/2023 - 22:00

(Thanh tra) - Một trong những nhiệm vụ trong công tác phòng, chống tội phạm là chủ động nắm tình hình, thống kê, phân tích, dự báo tình hình tội phạm để có giải pháp đấu tranh trấn áp theo tuyến, địa bàn, lĩnh vực trọng điểm; đẩy mạnh công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm tham nhũng, chức vụ, kinh tế, môi trường, với phương châm xử lý nghiêm minh, kịp thời, không có vùng cấm, không có ngoại lệ.

Cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An thực hiện biện pháp tố tụng trong một vụ án tham nhũng. Ảnh: CA

Kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tội phạm (PCTP) trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2023 vừa được UBND tỉnh ban hành yêu cầu các ngành, các cấp, các địa phương tiếp tục chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương về công tác PCTP, gắn với việc thực hiện có hiệu quả chỉ thị, nghị quyết, đề án của tỉnh về công tác PCTP.

Kế hoạch được ban hành nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong PCTP; kết hợp chặt chẽ giữa chủ động phòng ngừa với tích cực phát hiện, đấu tranh, xử lý nghiêm minh, kịp thời, không có vùng cấm, không có ngoại lệ với những hành vi phạm tội.

Xác định công tác PCTP là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và lâu dài, phải thực hiện mọi nơi, mọi lúc, mọi địa bàn, lĩnh vực, có trọng tâm, trọng điểm, cùng với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và các chương trình kinh tế - xã hội.

Xác định rõ trách nhiệm của từng ngành, từng cấp; gắn với phát huy vai trò chỉ đạo, điều hành của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, địa phương; vai trò tiên phong, gương mẫu của mỗi cán bộ, đảng viên và trách nhiệm của mọi người dân trong PCTP, bảo đảm an ninh trật tự (ANTT).

Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm trước hết về tình hình ANTT tại địa phương, cơ quan, đơn vị được giao phụ trách; thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc bảo đảm thiết thực, hiệu quả. Xử lý nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu ở những nơi để tội phạm gia tăng, diễn biến phức tạp, tội phạm hoạt động lộng hành, kéo dài nhưng không có biện pháp giải quyết kịp thời, triệt để, gây bức xúc trong nhân dân…

UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương chủ động nắm tình hình, thống kê, phân tích, dự báo tình hình tội phạm để có giải pháp đấu tranh trấn áp theo tuyến, địa bàn, lĩnh vực trọng điểm.

Thường xuyên mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, nhất là tội phạm hình sự nguy hiểm, hoạt động có tổ chức, “tín dụng đen”, “bảo kê”, siết nợ, đòi nợ thuê… tội phạm sử dụng hung khí, vũ khí gây án, giết người, cố ý gây thương tích… Kìm giữ, làm giảm tội phạm xâm phạm trật tự xã hội ít nhất 5% so với năm 2022; phấn đấu tỷ lệ điều tra khám phá các vụ án hình sự đạt trên 85%.

Chủ động lập án đấu tranh triệt phá các đường dây mua bán trái phép chất ma túy lớn; các tụ điểm phức tạp; điểm tổ chức sử dụng ma túy tại các khách sạn, nhà nghỉ… Đẩy mạnh công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm tham nhũng, chức vụ, kinh tế, môi trường; nâng tỷ lệ thu hồi, kê biên, phong tỏa tài sản bị chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng đạt trên 60%...

Chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác chuyển hóa địa bàn trọng điểm, phức tạp về trật tự, an ninh xã hội theo chỉ đạo của Bộ Công an và Đề án của UBND tỉnh; phấn đấu chuyển hóa thành công ít nhất 60% tổng số địa bàn phức tạp về trật tự, an ninh xã hội lựa chọn chuyển hóa; 85% địa bàn chuyển hóa thành công không phức tạp trở lại; tổ chức quản lý chặt chẽ đối tượng có án phạt tù ngoài xã hội, đối tượng đặc xá, tha tù, đối tượng thuộc diện quản lý của xã, phường, thị trấn…

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.

Minh Huyền

22:30 22/11/2024
Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.

Lê Phương

21:51 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm