Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Không bỏ sót người có đất thu hồi cần hỗ trợ việc làm, đào tạo nghề

Hương Giang

Thứ tư, 17/07/2024 - 22:01

(Thanh tra) - Cơ quan soạn thảo cần lưu ý đến người có đất thu hồi là đất ở, nhà ở kết hợp kinh doanh, dịch vụ; rà soát trường hợp những người sống phụ thuộc vào người lao động để không bỏ sót đối tượng cần hỗ trợ việc làm, đào tạo nghề, theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà. Ảnh: Minh Khôi

Chiều 17/7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến với 30 tỉnh, thành phố nghe báo cáo, đóng góp ý kiến cho Dự thảo Quyết định về cơ chế, chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất thu hồi.

Theo báo cáo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, dự thảo quyết định này kế thừa, phát triển những nội dung tại Quyết định số 63 năm 2015 của Thủ tướng về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất.

Bên cạnh sửa đổi những quy định chưa phù hợp, dự thảo nghị quyết bổ sung các quy định để tạo điều kiện thuận lợi để người có đất thu hồi được tham gia và thụ hưởng các chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm và đào tạo nghề.

Đối tượng áp dụng của quyết định là những người có đất nông nghiệp, đất kinh doanh bị thu hồi.

Chính sách hỗ trợ học phí đào tạo nghề được áp dụng cho trình độ sơ cấp, thời gian đào tạo dưới 3 tháng; 1 khoá học với trình độ trung cấp, cao đẳng.

Người có đất thu hồi dự kiến được hỗ trợ giới thiệu việc làm miễn phí; vay vốn tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm từ uỹ quốc gia về việc làm và các nguồn tín dụng ưu đãi khác; đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Các chính sách hỗ trợ được áp dụng trong thời gian 5 năm kể từ ngày có quyết định thu hồi đất.

So với Quyết định số 63, dự thảo bỏ chính sách tín dụng với học sinh, sinh viên; chính sách hỗ trợ người lao động bị thu hồi đất thuộc huyện nghèo được hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định của chính sách hỗ trợ các huyện nghèo.

Góp ý, lãnh đạo các tỉnh, thành: Hà Nội, Hải Phòng, Đồng Nai, Bắc Giang kiến nghị mở rộng biên độ chi phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp nghề phù hợp với thực tế tại các địa phương, nhất là ở TP lớn; nâng mức cho vay tối đa với lao động hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Trong khi, lãnh đạo các bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư đề nghị đánh giá tác động chính sách với ngân sách Nhà nước; làm rõ căn cứ áp dụng lãi suất ưu đãi cho vay vốn tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm như đối với hộ nghèo…

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường. Ảnh: M.Khôi

Đánh giá cao quy định thời hạn hỗ trợ 5 năm, theo GS.TS Hoàng Văn Cường, đại biểu Quốc hội khoá XV, cần làm rõ nguồn kinh phí cấp bù cho trung tâm dịch vụ việc làm khi tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí cho người có đất thu hồi.

Ông Cường cho rằng, cần bổ sung tiêu chí, điều kiện hỗ trợ đào tạo, vay vốn ưu đãi mang tính ràng buộc trách nhiệm của người được hỗ trợ.

Phát biểu kết luận, Phó Thủ tướng yêu cầu cơ quan soạn thảo lưu ý đến đối tượng có đất thu hồi là đất ở, nhà ở kết hợp kinh doanh, dịch vụ; rà soát trường hợp “các hộ trong hộ”, những người sống phụ thuộc vào người lao động để không bỏ sót đối tượng cần hỗ trợ.

Cơ quan soạn thảo cũng phải làm rõ tiêu chí, điều kiện để đối tượng được tiếp cận chính sách hỗ trợ đào tạo cho từng trình độ (sơ cấp, trung cấp, cao đẳng), tìm việc làm; biên độ điều chỉnh kinh phí hỗ trợ đào tạo phù hợp để tạo sự linh hoạt, chủ động cho địa phương; giữ lại chính sách tín dụng với học sinh, sinh viên thuộc hộ gia đình có đất thu hồi.

Phó Thủ tướng giao Bộ Lao động Thương binh và Xã hội xin ý kiến thành viên Chính phủ về phương án nguồn hỗ trợ từ các quỹ hỗ trợ, ngân hàng chính sách, kinh phí sự nghiệp hoặc lấy từ tổng kinh phí trong phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.

Minh Huyền

22:30 22/11/2024
Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.

Lê Phương

21:51 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm