Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 23/02/2021 - 06:36
(Thanh tra)- Thực hiện Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 6/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục các đề mục trong mỗi chủ đề và phân công cơ quan thực hiện pháp điển theo các đề mục, Thanh tra Chính phủ đã pháp điển xong đối với đề mục phòng, chống tham nhũng thuộc thẩm quyền pháp điển của Thanh tra Chính phủ.
Ảnh minh họa: Internet
Điều 18.2.NĐ.1.18. Tiêu chí đánh giá việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng
(Điều 18 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/08/2019)
1. Tiêu chí đánh giá việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước bao gồm các tiêu chí thành phần sau:
a) Kết quả thực hiện công khai, minh bạch;
b) Kết quả kiểm soát xung đột lợi ích;
c) Kết quả ban hành, thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ;
d) Kết quả thực hiện quy tắc ứng xử;
đ) Kết quả thực hiện chuyển đổi vị trí công tác;
e) Kết quả thực hiện cải cách hành chính, ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý và thanh toán không dùng tiền mặt;
g) Kết quả kiểm soát tài sản, thu nhập;
h) Kết quả thực hiện quy định về trách nhiệm của người đứng đầu.
2. Tiêu chí đánh giá việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước bao gồm các tiêu chí thành phần sau:
a) Kết quả xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử, cơ chế kiểm soát nội bộ;
b) Kết quả thực hiện các biện pháp công khai, minh bạch;
c) Kiểm soát xung đột lợi ích;
d) Chế độ trách nhiệm của người đứng đầu.
Điều 18.2.TT.2.14. Đánh giá nội dung về thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng
(Điều 14 Thông tư số 04/2014/TT-TTCP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015)
1. Đánh giá về việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng được thực hiện theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và các tiêu chí sau:
a) Xây dựng, ban hành và triển khai kế hoạch thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ;
b) Áp dụng, thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong hoạt động quản lý khi phát sinh các tình huống thực tế mà theo quy định của pháp luật phải áp dụng, thực hiện;
c) Có cơ chế thu thập thông tin, kiểm tra, xử lý các trường hợp không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc thực hiện không kịp thời các biện pháp phòng ngừa tham nhũng.
2. Việc tính điểm đánh giá nội dung về thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng như sau:
a) Điểm tối đa đạt được là 9, điểm tối thiểu là 0;
b) Không thực hiện một trong các tiêu chí quy định tại Khoản 1 Điều này: bị trừ 3 (điểm);
c) Thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng tiến độ một trong các tiêu chí quy định tại Khoản 1 Điều này: bị trừ 1,5 (điểm).
Điều 18.2.NĐ.1.19. Tiêu chí đánh giá việc phát hiện và xử lý tham nhũng
(Điều 19 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/08/2019)
1. Tiêu chí đánh giá việc phát hiện tham nhũng bao gồm các tiêu chí thành phần sau:
a) Kết quả phát hiện tham nhũng qua công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán;
b) Kết quả phát hiện tham nhũng qua phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng;
c) Kết quả phát hiện tham nhũng qua hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.
2. Tiêu chí đánh giá việc xử lý tham nhũng bao gồm các tiêu chí thành phần sau:
a) Kết quả xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính với tổ chức, cá nhân có vi phạm;
b) Kết quả xử lý trách nhiệm người đứng đầu để xảy ra tham nhũng;
c) Kết quả xử lý hình sự người có hành vi tham nhũng;
d) Số lượng tiền, tài sản tham nhũng được kiến nghị thu hồi.
Điều 18.2.TT.2.15. Đánh giá nội dung về phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng và thu hồi tài sản tham nhũng
(Điều 15 Thông tư số 04/2014/TT-TTCP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015)
1. Đánh giá về việc phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng và thu hồi tài sản tham nhũng được thực hiện theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và các tiêu chí sau:
a) Xây dựng, ban hành và thực hiện kế hoạch kiểm tra định kỳ hoặc thường xuyên kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý;
b) Xây dựng, ban hành và triển khai kế hoạch công tác thanh tra hằng năm, trong đó nội dung thanh tra hành chính hoặc thanh tra đột xuất nhằm phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng;
c) Kết quả giải quyết tố cáo hành vi tham nhũng, xử lý người có hành vi tham nhũng bị tố cáo theo thẩm quyền do pháp luật quy định;
d) Kết quả thực hiện các quyết định thu hồi về tiền, tài sản và các quyết định xử lý trách nhiệm người có hành vi vi phạm phát hiện thông qua công tác quản lý nhà nước, hoạt động kiểm tra, thanh tra.
2. Việc tính điểm đánh giá nội dung về phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng và thu hồi tài sản tham nhũng được thực hiện như sau:
a) Điểm tối đa đạt được là 9, điểm tối thiểu là 0;
b) Thu hồi tiền, tài sản sai phạm hoặc xử lý cá nhân, tổ chức có vi phạm phát hiện qua công tác quản lý nhà nước, hoạt động kiểm tra, thanh tra đạt tỷ lệ dưới 25%: bị trừ 3 (điểm);
c) Không ban hành, không triển khai kế hoạch kiểm tra, kế hoạch thanh tra hoặc không tiến hành kiểm tra, thanh tra; hoàn thành dưới 25% kế hoạch kiểm tra, kế hoạch thanh tra; giải quyết dưới 25% số vụ việc tố cáo hành vi tham nhũng đã thụ lý thuộc thẩm quyền; thu hồi tiền, tài sản hoặc xử lý cá nhân, tổ chức đạt tỷ lệ dưới 50%: bị trừ 2 (điểm);
d) Hoàn thành dưới 50% kế hoạch kiểm tra, kế hoạch thanh tra; giải quyết dưới 50% số vụ việc tố cáo hành vi tham nhũng đã thụ lý thuộc thẩm quyền; thu hồi tiền, tài sản hoặc xử lý cá nhân, tổ chức đạt tỷ lệ dưới 70%: bị trừ 1 (điểm);
đ) Hoàn thành dưới 70% kế hoạch kiểm tra, kế hoạch thanh tra; giải quyết dưới 70% số vụ việc tố cáo hành vi tham nhũng đã thụ lý thuộc thẩm quyền; thu hồi tiền, tài sản hoặc xử lý cá nhân, tổ chức đạt tỷ lệ dưới 80%: bị trừ 0,5 (điểm);
e) Hoàn thành dưới 80% kế hoạch kiểm tra, kế hoạch thanh tra; giải quyết dưới 80% số vụ việc tố cáo hành vi tham nhũng đã thụ lý thuộc thẩm quyền; chậm triển khai các hoạt động trong tiêu chí quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều này: bị trừ 0,25 (điểm).
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 18.2.NĐ.1.20. Tiêu chí đánh giá việc thu hồi tài sản tham nhũng của Đề mục Phòng, chống tham nhũng)
Điều 18.2.NĐ.1.20. Tiêu chí đánh giá việc thu hồi tài sản tham nhũng
(Điều 20 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/08/2019)
Tiêu chí đánh giá việc thu hồi tài sản tham nhũng bao gồm các tiêu chí thành phần sau:
1. Tổng số tiền, tài sản tham nhũng phải thu hồi và kết quả thu hồi;
2. Kết quả thu hồi tài sản tham nhũng bằng biện pháp hành chính;
3. Kết quả thu hồi tài sản tham nhũng bằng biện pháp tư pháp.
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 18.2.TT.2.15. Đánh giá nội dung về phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng và thu hồi tài sản tham nhũng của Đề mục Phòng, chống tham nhũng)
Điều 18.2.NĐ.1.21. Tổ chức đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng
(Điều 21 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/08/2019)
1. Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm xây dựng Tài liệu hướng dẫn đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng nhằm đảm bảo việc thực hiện thống nhất, khách quan và đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng trên phạm vi cả nước. Nội dung của tài liệu hướng dẫn bao gồm: nội dung, phạm vi, đối tượng, phương pháp đánh giá, trình tự, thủ tục tiến hành đánh giá.
2. Hằng năm, căn cứ vào Tài liệu hướng dẫn đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành Kế hoạch đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng của bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Cơ quan, đơn vị được giao chủ trì thực hiện việc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng của bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên cơ sở tổng hợp các thông tin, tài liệu, hồ sơ, báo cáo của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc thực hiện việc đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về kết quả đánh giá của ngành, cấp mình và gửi kết quả đánh giá cho Thanh tra Chính phủ để tổng hợp.
4. Kết quả đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng được sử dụng để xây dựng báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng theo quy định tại . Điều 16 của Luật Phòng, chống tham nhũng.
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 18.2.NĐ.1.15. Nguyên tắc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng của Đề mục Phòng, chống tham nhũng)
Điều 18.2.TT.2.4. Thu thập thông tin, dữ liệu và báo cáo kết quả nhận định về tình hình tham nhũng, đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng
(Điều 4 Thông tư số 04/2014/TT-TTCP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015)
1. Việc thu thập thông tin, dữ liệu và báo cáo kết quả nhận định tình hình tham nhũng và đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng thực hiện theo chế độ thông tin, báo cáo được quy định tại Thông tư số 03/2013/TT-TTCP ngày 10/6/2013 của Thanh tra Chính phủ quy định chế độ báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng và hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ.
2. Ngoài quy định tại Khoản 1 Điều này, trong quá trình nhận định tình hình tham nhũng và đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng hằng năm, các bộ, ngành, địa phương triển khai thu thập thông tin, dữ liệu thông qua khảo sát cảm nhận, trải nghiệm của người dân, doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức bằng phương pháp điều tra xã hội học, phỏng vấn trực tiếp hoặc các hình thức khảo sát trực tuyến khác.
3. Thời kỳ lấy số liệu báo cáo được tính từ ngày 16/12 năm trước đến 15/12 của năm báo cáo. Căn cứ vào báo cáo nhận định tình hình tham nhũng, đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng của bộ, ngành, địa phương, Thanh tra Chính phủ tổng hợp, nhận định tình hình tham nhũng và đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng trên phạm vi toàn quốc. Trong trường hợp cần thiết, Thanh tra Chính phủ quyết định tiến hành khảo sát với quy mô, đối tượng và nội dung phù hợp nhằm thu thập thêm thông tin, dữ liệu kiểm chứng.
(Còn nữa)
Hồng Việt
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.
Minh Huyền
22:30 22/11/2024(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.
Lê Phương
21:51 22/11/2024Nguyễn Điểm
15:57 22/11/2024Trần Quý
13:17 22/11/2024Quang Dân
Hương Giang
Lê Hữu Chính
Lâm Ánh
Hương Giang
Trần Kiên
Bùi Bình
Bùi Bình
Uyên Uyên