Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Kết quả Pháp điển Đề mục Phòng, chống tham nhũng (7)

Thứ ba, 26/01/2021 - 06:35

(Thanh tra)- Thực hiện Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 6/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục các đề mục trong mỗi chủ đề và phân công cơ quan thực hiện pháp điển theo các đề mục, Thanh tra Chính phủ đã pháp điển xong đối với đề mục phòng, chống tham nhũng thuộc thẩm quyền pháp điển của Thanh tra Chính phủ.

Ảnh minh họa: Internet

Điều 18.2.NĐ.1.14. Tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải trình

(Điều 14 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/08/2019)

1. Trong quá trình thực hiện việc giải trình, người thực hiện trách nhiệm giải trình quyết định tạm đình chỉ việc giải trình trong các trường hợp sau đây:

a) Người yêu cầu giải trình là cá nhân đã chết mà chưa xác định được người thừa kế quyền, nghĩa vụ; cơ quan, tổ chức bị chia tách, sáp nhập, giải thể mà chưa có cá nhân, tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ trong vụ việc yêu cầu giải trình;

b) Người yêu cầu giải trình là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật;

c) Cá nhân yêu cầu giải trình bị ốm đau hoặc vì lý do khách quan khác mà người thực hiện trách nhiệm giải trình chưa thể thực hiện được việc giải trình.

2. Người thực hiện trách nhiệm giải trình tiếp tục thực hiện việc giải trình khi lý do của việc tạm đình chỉ không còn.

3. Người thực hiện trách nhiệm giải trình quyết định đình chỉ việc giải trình trong các trường hợp sau:

a) Người yêu cầu giải trình là cá nhân đã chết mà không có người thừa kế quyền, nghĩa vụ; cơ quan, tổ chức bị chia tách, sáp nhập, giải thể mà không có cá nhân, tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ trong vụ việc yêu cầu giải trình;

b) Người yêu cầu giải trình là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự mà không có người đại diện theo pháp luật;

c) Người yêu cầu giải trình rút toàn bộ yêu cầu giải trình.

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 18.2.NĐ.1.9. Quyền và nghĩa vụ của người thực hiện trách nhiệm giải trình của Đề mục Phòng, chống tham nhũng; Điều 18.2.NĐ.1.13. Thời hạn thực hiện việc giải trình của Đề mục Phòng, chống tham nhũng)

Điều 18.2.LQ.16. Báo cáo, công khai báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng

(Điều 16 Luật số 36/2018/QH14, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2019)

1. Hàng năm, Chính phủ có trách nhiệm báo cáo Quốc hội về công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước; Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về công tác phòng, chống tham nhũng ở địa phương.

2. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm phối hợp với Chính phủ trong việc xây dựng báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước.

3. Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc xây dựng báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng ở địa phương.

4. Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng bao gồm các nội dung sau đây:

a) Đánh giá tình hình tham nhũng;

b) Kết quả thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng và các nội dung khác trong công tác quản lý nhà nước về phòng, chống tham nhũng;

c) Đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng và phương hướng, giải pháp, kiến nghị.

5. Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng phải được công khai trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước hoặc phương tiện thông tin đại chúng.

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 35.3.LQ.13. Xem xét báo cáo của Đề mục Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân; Điều 35.3.LQ.59. Xem xét báo cáo của Đề mục Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân)

Điều 18.2.NĐ.1.70. Báo cáo của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

(Điều 70 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/08/2019)

1. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo với Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng tại bộ, ngành, địa phương mình và gửi cho Thanh tra Chính phủ để xây dựng báo cáo hằng năm về phòng, chống tham nhũng.

2. Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm giúp Chính phủ quy định về chế độ thông tin, báo cáo; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương trong thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và xây dựng báo cáo hằng năm về phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước.

Điều 18.2.NĐ.1.71. Trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

(Điều 71 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/08/2019)

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quy định chi tiết về chế độ thông tin, báo cáo; chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý của bộ, ngành, địa phương mình.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, khách quan của báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng.

Điều 18.2.NĐ.1.72. Trao đổi thông tin giữa Thanh tra Chính phủ với Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước

(Điều 72 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/08/2019)

1. Thanh tra Chính phủ phối hợp với Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước trong việc trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu, kinh nghiệm về công tác phòng, chống tham nhũng trong hoạt động thanh tra, điều tra, kiểm sát, xét xử, kiểm toán.

2. Việc trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu về công tác phòng, chống tham nhũng theo quy định tại khoản 1 Điều này phải bảo đảm nhanh chóng, chính xác, kịp thời.

Điều 18.2.NĐ.1.73. Trao đổi thông tin giữa Thanh tra Chính phủ với các tổ chức khác về công tác phòng, chống tham nhũng

(Điều 73 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/08/2019)

1. Thanh tra Chính phủ phối hợp với Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, cơ quan báo chí thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu về phòng, chống tham nhũng thông qua hoạt động của các tổ chức đó.

2. Việc trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu về phòng, chống tham nhũng theo quy định tại khoản 1 Điều này phải bảo đảm nhanh chóng, chính xác, kịp thời.

Điều 18.2.NĐ.1.74. Trao đổi thông tin về công tác phòng, chống tham nhũng ở địa phương

(Điều 74 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/08/2019)

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân cùng cấp, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, cơ quan báo chí ở địa phương trong việc trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu về công tác phòng, chống tham nhũng ở địa phương.

Điều 18.2.NĐ.1.75. Công khai báo cáo hằng năm về công tác phòng, chống tham nhũng

(Điều 75 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/08/2019)

1. Báo cáo hằng năm về công tác phòng, chống tham nhũng của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công khai trên cổng thông tin điện tử chậm nhất vào ngày làm việc cuối cùng của tháng 3 hằng năm.

2. Báo cáo hằng năm về công tác phòng, chống tham nhũng của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ công khai trên Cổng thông tin điện tử chậm nhất vào ngày làm việc cuối cùng của tháng 3 hằng năm.

3. Báo cáo hằng năm về công tác phòng, chống tham nhũng của Chính phủ được Thủ tướng Chính phủ công khai trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ chậm nhất vào ngày làm việc cuối cùng của tháng 4 hằng năm.

Điều 18.2.LQ.17. Tiêu chí đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng

(Điều 17 Luật số 36/2018/QH14, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2019)

1. Việc đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng được thực hiện theo các tiêu chí sau đây:

a) Số lượng, tính chất và mức độ của vụ việc, vụ án tham nhũng;

b) Việc xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng;

c) Việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng;

d) Việc phát hiện và xử lý tham nhũng;

đ) Việc thu hồi tài sản tham nhũng.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 18.2.NĐ.1.15. Nguyên tắc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng

(Điều 15 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/08/2019)

1. Việc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng phải đảm bảo tính chính xác, khách quan và tuân theo các quy định của pháp luật.

2. Việc tổ chức đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng được thực hiện theo quy định tại Điều 21 của Nghị định này.

(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 18.2.NĐ.1.21. Tổ chức đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng của Đề mục Phòng, chống tham nhũng).

Điều 18.2.TT.2.3. Nguyên tắc nhận định tình hình tham nhũng và đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng

(Điều 3 Thông tư số 04/2014/TT-TTCP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015)

1. Phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, tuân thủ chính sách, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng và các lĩnh vực quản lý khác có liên quan.

2. Bảo đảm tính khách quan, toàn diện, trung thực, công khai, minh bạch trong việc nhận định tình hình tham nhũng và đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng.

3. Phát huy vai trò, trách nhiệm, sự tham gia của người dân, doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức, các cơ quan, tổ chức có liên quan trong nhận định tình hình tham nhũng và đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng.

4. Kết quả và các thông tin, dữ liệu có liên quan đến việc nhận định tình hình tham nhũng, đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng phải được công khai, trừ nội dung thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật.

5. Bảo đảm sự kết hợp giữa kết quả tự nhận định, đánh giá của cơ quan nhà nước với cảm nhận, trải nghiệm của người dân, doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức về tình hình tham nhũng và công tác phòng, chống tham nhũng.

6. Kết quả nhận định tình hình tham nhũng và đánh giá công tác phòng chống tham nhũng có giá trị tham khảo nhằm phân tích, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng; không mang tính chất phân loại, xếp hạng giữa các bộ, ngành, địa phương.

(Còn nữa)

Hồng Việt

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.

Minh Huyền

22:30 22/11/2024
Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.

Lê Phương

21:51 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm