Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 14/01/2021 - 19:22
(Thanh tra)- Thực hiện Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 6/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục các đề mục trong mỗi chủ đề và phân công cơ quan thực hiện pháp điển theo các đề mục, Thanh tra Chính phủ đã pháp điển xong đối với đề mục phòng, chống tham nhũng thuộc thẩm quyền pháp điển của Thanh tra Chính phủ.
Ảnh minh họa: laodong.vn
Điều 18.2.LQ.6. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống tham nhũng
(Điều 6 Luật số 36/2018/QH14, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2019)
1. Cơ quan thông tin, truyền thông và cơ quan, tổ chức, đơn vị khác, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống tham nhũng nhằm nâng cao nhận thức cho công dân và người có chức vụ, quyền hạn.
2. Cơ sở giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng có trách nhiệm đưa nội dung giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống nhằm phòng, chống tham nhũng vào chương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng đối với học sinh trung học phổ thông, sinh viên, học viên và người có chức vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
Điều 18.2.LQ.7. Giám sát công tác phòng, chống tham nhũng
(Điều 7 Luật số 36/2018/QH14, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2019)
1. Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước.
2. Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát công tác phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực do mình phụ trách.
3. Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát việc phát hiện và xử lý tham nhũng.
4. Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát công tác phòng, chống tham nhũng.
5. Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát công tác phòng, chống tham nhũng tại địa phương.
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 35.3.LQ.4. Thẩm quyền giám sát của Quốc hội của Đề mục Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân; Điều 35.3.LQ.5. Thẩm quyền giám sát của Hội đồng nhân dân của Đề mục Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân)
Điều 18.2.LQ.8. Các hành vi bị nghiêm cấm
(Điều 8 Luật số 36/2018/QH14, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2019)
1. Các hành vi tham nhũng quy định tại Điều 2 của Luật này.
2. Đe dọa, trả thù, trù dập, tiết lộ thông tin về người phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng.
3. Lợi dụng việc phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng để vu khống cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác.
4. Bao che hành vi tham nhũng; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc phát hiện, xử lý tham nhũng và các hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng quy định tại Mục 2 Chương IX của Luật này.
Chương II
PHÒNG NGỪA THAM NHŨNG
TRONG CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ
Mục 1
CÔNG KHAI, MINH BẠCH VỀ TỔ CHỨC
VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ
Điều 18.2.LQ.9. Nguyên tắc công khai, minh bạch
(Điều 9 Luật số 36/2018/QH14, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2019)
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị phải công khai, minh bạch thông tin về tổ chức, hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình, trừ nội dung thuộc bí mật nhà nước, bí mật kinh doanh và nội dung khác theo quy định của pháp luật.
2. Việc công khai, minh bạch phải bảo đảm chính xác, rõ ràng, đầy đủ, kịp thời theo trình tự, thủ tục do cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quy định và phù hợp với quy định của pháp luật.
Điều 18.2.QĐ.2.3. Mục đích công khai, minh bạch, kiểm tra, giám sát
(Điều 3 Quyết định số 31/2011/QĐ-TTg, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/07/2011)
1. Công khai, minh bạch, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định pháp luật về an sinh xã hội nhằm đảm bảo tổ chức thực hiện các quy định này đúng mục đích, đúng đối tượng; ngăn chặn những sai phạm và phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong việc thực hiện quy định pháp luật về an sinh xã hội.
2. Công khai, minh bạch trong việc thực hiện quy định pháp luật về an sinh xã hội nhằm giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân hiểu đầy đủ, chính xác về mục đích, ý nghĩa, nội dung quy định pháp luật; đối tượng thụ hưởng, thứ tự ưu tiên; trình tự, thủ tục, thời gian thực hiện quy định pháp luật về an sinh xã hội.
3. Kiểm tra việc thực hiện quy định pháp luật về an sinh xã hội nhằm nắm bắt kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện quy định pháp luật về an sinh xã hội; phòng ngừa vi phạm pháp luật và xem xét, đánh giá hiệu quả việc thực hiện quy định pháp luật về an sinh xã hội.
4. Giám sát việc thực hiện quy định pháp luật về an sinh xã hội nhằm theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong tổ chức thực hiện, đảm bảo tính chính xác, kịp thời và hiệu quả.
Điều 18.2.QĐ.2.4. Chủ thể công khai, minh bạch
(Điều 4 Quyết định số 31/2011/QĐ-TTg, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/07/2011)
Chủ thể chịu trách nhiệm công khai, minh bạch là cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện pháp luật về Bảo hiểm xã hội; Bảo hiểm y tế; trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; ưu đãi đối với người có công; vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo; hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện và cơ sở bảo trợ xã hội; các chương trình xã hội.
Điều 18.2.LQ.10. Nội dung công khai, minh bạch
(Điều 10 Luật số 36/2018/QH14, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2019)
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị phải công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật về các nội dung sau đây:
a) Việc thực hiện chính sách, pháp luật có nội dung liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức; người lao động; cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang và công dân;
b) Việc bố trí, quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công hoặc kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác;
c) Công tác tổ chức cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị; quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn;
d) Việc thực hiện chính sách, pháp luật có nội dung không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này mà theo quy định của pháp luật phải công khai, minh bạch.
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác ngoài nội dung công khai, minh bạch quy định tại khoản 1 Điều này còn phải công khai, minh bạch về thủ tục hành chính.
Điều 18.2.QĐ.2.6. Nội dung và thời gian công khai, minh bạch
(Điều 6 Quyết định số 31/2011/QĐ-TTg, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/07/2011)
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân phải công khai những nội dung sau:
a) Quy định pháp luật an sinh xã hội;
b) Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện quy định pháp luật;
c) Điều kiện, tiêu chuẩn của đối tượng thụ hưởng;
d) Hồ sơ, quy trình, phương pháp lựa chọn đối tượng thụ hưởng, thời hạn thực hiện;
đ) Danh sách đối tượng, thứ tự ưu tiên, mức được thụ hưởng từ quy định pháp luật;
e) Báo cáo kết quả thực hiện quy định pháp luật về an sinh xã hội trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày báo cáo quyết toán được phê duyệt.
2. Thời gian công khai, minh bạch ít nhất là 05 ngày kể từ ngày thực hiện.
Điều 18.2.LQ.11. Hình thức công khai
(Điều 11 Luật số 36/2018/QH14, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2019)
1. Hình thức công khai bao gồm:
a) Công bố tại cuộc họp của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
b) Niêm yết tại trụ sở của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
c) Thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan;
d) Phát hành ấn phẩm;
đ) Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
e) Đăng tải trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử;
g) Tổ chức họp báo;
h) Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân.
2. Trường hợp luật khác không quy định về hình thức công khai thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện một hoặc một số hình thức công khai quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và g khoản 1 Điều này. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thể lựa chọn thực hiện thêm hình thức công khai quy định tại điểm a và điểm h khoản 1 Điều này.
Điều 18.2.QĐ.2.5. Hình thức công khai, minh bạch
(Điều 5 Quyết định số 31/2011/QĐ-TTg, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/07/2011)
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm công khai tùy theo nội dung, đối tượng, mục đích công khai và điều kiện thực tế mà lựa chọn trong số các hình thức công khai dưới đây:
1. Công bố tại cuộc họp của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
2. Niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
3. Thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan.
4. Phát hành ấn phẩm.
5. Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
6. Đăng tải trên trang thông tin điện tử (nếu có).
7. Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Còn nữa
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ 1/1/2025, theo Thông tư số 59/2024 ngày 7/11/2024 của Bộ Công an, sẽ tiến hành thu thập ảnh chân dung, vân tay của công dân tại các cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
PV
15:40 13/12/2024(Thanh tra) - Sáng nay (13/12), tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức Hội nghị Đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan năm 2024 với cộng đồng doanh nghiệp phía Nam.
Trần Quý
15:21 13/12/2024Cảnh Nhật
12:51 13/12/2024Thái Hải
12:16 12/12/2024Thành Dương
22:33 10/12/2024Nam Dũng
21:51 10/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân