Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 05/01/2021 - 06:35
(Thanh tra)- Thực hiện Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 6/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục các đề mục trong mỗi chủ đề và phân công cơ quan thực hiện pháp điển theo các đề mục, Thanh tra Chính phủ đã pháp điển xong đối với đề mục phòng, chống tham nhũng thuộc thẩm quyền pháp điển của Thanh tra Chính phủ. Báo Thanh tra xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Ảnh minh họa: laodong.vn
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 18.2.LQ.1. Phạm vi điều chỉnh
(Điều 1 Luật số 36/2018/QH14 Phòng, chống tham nhũng ngày 20/11/2018 của Quốc hội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2019)
Luật này quy định về phòng ngừa, phát hiện tham nhũng; xử lý tham nhũng và hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
Điều 18.2.NĐ.1.1. Phạm vi điều chỉnh
(Điều 1 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng ngày 01/07/2019 của Chính phủ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/08/2019)
Nghị định này quy định chi tiết:
1. Các điều, khoản sau đây của Luật Phòng, chống tham nhũng:
a) Khoản 1 Điều 15 về trách nhiệm giải trình;
b) Điều 17 về tiêu chí đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng;
c) Điều 22 về tặng quà và nhận quà tặng;
d) Điều 23 về kiểm soát xung đột lợi ích;
đ) Khoản 4 Điều 25 về vị trí công tác phải chuyển đổi và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác tại các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương;
e) Khoản 4 Điều 71 về trình tự, thủ tục, thời hạn tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển sang vị trí công tác khác; việc hưởng lương, phụ cấp, quyền, lợi ích hợp phập khác và việc bồi thường, khôi phục lại quyền, lợi ích hợp pháp của người có chức vụ, quyền hạn sau khi cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền kết luận người đó không có hành vi tham nhũng;
g) Điều 80 về áp dụng các biện pháp phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước;
h) Điều 81 về thanh tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước;
i) Điều 94 về xử lý hành vi vi phạm khác về phòng, chống tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
2. Các biện pháp tổ chức thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng, bao gồm:
a) Thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 20 của Luật Phòng, chống tham nhũng;
b) Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức;
c) Chế độ thông tin, báo cáo về phòng, chống tham nhũng;
d) Xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.
Điều 18.2.NĐ.1.2. Đối tượng áp dụng
(Điều 2 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/08/2019)
1. Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước, bao gồm: cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước và tổ chức, đơn vị khác do Nhà nước thành lập, đầu tư cơ sở vật chất, cấp phát toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động, do Nhà nước trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý; người có chức vụ, quyền hạn công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong phòng, chống tham nhũng.
2. Doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước và người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức này thực hiện các quy định tại Chương VII của Nghị định này.
Điều 18.2.NĐ.2.1. Phạm vi điều chỉnh
(Điều 1 Nghị định số 130/2020/NĐ-CP Nghị định về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị ngày 30/10/2020 của Chính phủ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/12/2020)
1. Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, bao gồm:
a) Điểm b khoản 2 Điều 31 về trình tự, thủ tục yêu cầu, thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin về tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai để phục vụ việc xác minh tài sản, thu nhập;
b) Điều 35 về Mẫu bản kê khai tài sản, thu nhập và việc thực hiện kê khai;
c) Điểm b khoản 3 Điều 36 về người làm công tác tổ chức cán bộ, quản lý tài chính công, tài sản công, đầu tư công hoặc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân phải kê khai tài sản, thu nhập hằng năm;
d) Khoản 1, 2 và 5 Điều 39 về thời điểm, hình thức và việc tổ chức công khai bản kê khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; công khai bản kê khai tài sản, thu nhập của người dự kiến được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và người dự kiến bầu giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
đ) Điểm d khoản 1 Điều 41 về tiêu chí lựa chọn người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập được xác minh theo kế hoạch hằng năm và việc xây dựng, phê duyệt kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập hằng năm của Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập;
e) Điều 54 về bảo vệ, lưu trữ, khai thác, cung cấp thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập;
g) Điểm g, điểm h khoản 1 Điều 94 về xử lý kỷ luật đối với người vi phạm quy định về nghĩa vụ trung thực trong kê khai tài sản, thu nhập, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm; vi phạm quy định về thời hạn kê khai tài sản, thu nhập hoặc vi phạm quy định khác về kiểm soát tài sản, thu nhập.
2. Một số biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng về kiểm soát tài sản, thu nhập phù hợp với phân cấp quản lý cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam được quy định tại Quy chế phối hợp giữa các Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập theo quy định tại Điều 30 của Luật Phòng, chống tham nhũng.
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 18.2.NĐ.2.19. Khai thác, cung cấp thông tin cơ sở dữ liệu về kiểm soát tài sản, thu nhập của Đề mục Phòng, chống tham nhũng)
Điều 18.2.NĐ.2.2. Đối tượng áp dụng
(Điều 2 Nghị định số 130/2020/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/12/2020)
1. Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập.
2. Người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập (sau đây gọi là người có nghĩa vụ kê khai).
3. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong kiểm soát tài sản, thu nhập.
Điều 18.2.QĐ.2.1. Phạm vi điều chỉnh
(Điều 1 Quyết định số 31/2011/QĐ-TTg Quy định việc công khai, minh bạch, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định pháp luật về an sinh xã hội ngày 02/06/2011 của Thủ tướng Chính phủ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/07/2011)
Quyết định này quy định về công khai, minh bạch, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định pháp luật về Bảo hiểm xã hội; Bảo hiểm y tế; trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; ưu đãi đối với người có công; vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo; hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện và cơ sở bảo trợ xã hội; các chương trình xã hội (gọi chung là quy định pháp luật về an sinh xã hội).
Hoạt động giám sát của Quốc hội, đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân được thực hiện theo quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.
Điều 18.2.QĐ.2.2. Đối tượng áp dụng
(Điều 2 Quyết định số 31/2011/QĐ-TTg, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/07/2011)
Quyết định này áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước; cá nhân, hộ gia đình, tập thể được thụ hưởng từ quy định pháp luật về an sinh xã hội; cơ quan, tổ chức, cá nhân tài trợ cho các hoạt động an sinh xã hội và cơ quan thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về an sinh xã hội hoạt động trong lĩnh vực an sinh xã hội.
Điều 18.2.TT.1.1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
(Điều 1 Thông tư số 35/2010/TT-BGDĐT Quy định danh mục vị trí công tác phải thực hiện định kỳ chuyển đổi đối với công, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong ngành giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 14/12/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/01/2011 )
1. Thông tư này quy định danh mục các vị trí công tác phải thực hiện định kỳ chuyển đổi đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý ở phòng giáo dục và đào tạo, sở giáo dục và đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các tổ chức, đơn vị sự nghiệp thuộc ngành giáo dục.
2. Công chức, viên chức được quy định tại khoản 1 Điều này đang làm công tác chuyên môn mà lĩnh vực chuyên môn đó thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ khác thì thực hiện theo quy định về danh mục các vị trí công tác phải định kỳ chuyển đổi do Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực chuyên môn đó. Trong khi chưa có quy định của Bộ, cơ quan ngang Bộ đó, thì tạm thời thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
(Còn nữa)
Hồng Việt
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.
Minh Huyền
22:30 22/11/2024(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.
Lê Phương
21:51 22/11/2024Nguyễn Điểm
15:57 22/11/2024Trần Quý
13:17 22/11/2024Bùi Bình
Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh