Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hoàn thiện pháp luật về quản lý vốn đầu tư công qua công tác thanh tra, kiểm toán Nhà nước

Thái Hải

Thứ năm, 30/12/2021 - 16:45

(Thanh tra)- Đề tài khoa học cấp bộ năm 2020 - 2021 với chủ đề “Hoàn thiện pháp luật về quản lý vốn đầu tư công qua công tác thanh tra, kiểm toán Nhà nước” do TS. Tăng Thị Thiệm, Vụ kế hoạch - Tổng hợp, Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm đề tài vừa được Hội đồng Khoa học Thanh tra Chính phủ nghiệm thu chính thức với kết quả xuất sắc.

TS. Tăng Thị Thiệm trình bày kết quả nghiên cứu tại hội nghị nghiệm thu. Ảnh: TH

Theo TS. Tăng Thị Thiệm, đầu tư công là hoạt động quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Nhờ đầu tư công mà cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội phát triển, đời sống của người dân được nâng cao.

Tuy nhiên, việc ban ban hành và thực hiện pháp luật về quản lý vốn đầu tư công trong thời gian qua còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, là một trong những nguyên nhân dẫn đến một lượng vốn đầu tư công lớn bị sử dụng lãng phí, thất thoát, nhiều dự án đầu tư không phát huy được hiệu quả.

Mặt khác, hoạt động thanh tra, kiểm tra của các cơ quan Nhà nước gắn liền với trách nhiệm của các chủ thể quản lý, nhất là trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư.

Trong những năm qua, các cơ quan thanh tra Nhà nước và kiểm toán Nhà nước đã thực hiện nhiều cuộc thanh tra, kiểm toán việc chấp hành pháp luật về quản lý đầu tư công, qua đó, chỉ ra nhiều sơ hở, sai phạm, đề xuất sửa đổi nhiều cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật có liên quan.

Kiến nghị thu hồi hàng chục nghìn tỷ đồng cho ngân sách Nhà nước; kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính, xử lý hình sự đối với nhiều cán bộ, công chức, viên chức và các cá nhân có vi phạm trong việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư công.

“Hoàn thiện pháp luật, tăng cường quản lý để nâng cao hiệu quả vốn đầu tư công là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay, trong đó, thanh tra, kiểm tra là một trong những công cụ hữu hiệu phát hiện những sơ hở, bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật về quản lý vốn đầu tư công để kiến nghị với các cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung, khắc phục. Tuy nhiên, việc hoàn thiện pháp luật về quản lý vốn đầu tư công qua thanh tra, kiểm tra còn nhiều vấn đề đặt ra, cả về mặt lý luận, pháp luật và thực tiễn cần được nghiên cứu”, TS. Thiệm nói.

Toàn cảnh hội nghị nghiệm thu. Ảnh: TH

Tại hội nghị, ThS. Lê Thị Thúy, Trưởng phòng Quản lý Khoa học, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra nhấn mạnh, đề tài được thực hiện nghiêm túc, công phu và tiếp thu tối đa các ý kiến góp ý của hội đồng tự đánh giá. Kết quả nghiên cứu của đề tài có chất lượng tốt hơn nếu các nội dung đi vào trọng tâm hơn, đó là vai trò của thanh tra, kiểm tra trong hoàn thiện pháp luật và quản lý vốn đầu tư công.

TS. Nguyễn Đức Thắng, Giám đốc Trung tâm Thông tin, Thanh tra Chính phủ cho rằng, đề tài được nghiên cứu nghiêm túc, cơ bản hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra; có giá trị thực tiễn trong việc tìm ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về quản lý vốn đầu tư công qua công tác thanh tra, kiểm toán Nhà nước.

Đề tài cần sửa đổi, bổ sung một số nội dung sau: Tổng quan tình hình nghiên cứu nên bổ sung cập nhật, nhất là công trình cấp bộ và tương đương sẽ có tính thời sự và thuyết phục cao; làm rõ vấn đề pháp luật và hoàn thiện pháp luật trong quản lý vốn đầu tư công; bổ sung đặc điểm, nội dung (các hình thức) đầu tư của vốn đầu tư công, quy trình quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.

Tại Chương 2, một số đề mục bị trùng với phần nội dung khác nên cần sắp xếp lại cho hợp lý. Giải pháp đưa ra tại Chương 3 còn mang tính nguyên lý chung, vì vậy, cần đưa ra các giải pháp có tính cụ thể thì mới có tính thuyết phục và tính ứng dụng cao.

TS. Cung Phi Hùng, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra nhấn mạnh, Ban Chủ nhiệm đề tài nên chỉnh lại đối tượng và phạm vi nghiên cứu; chương 1 có thể bổ sung thêm một số luận giải về khái niệm; Chương 2 nên đổi lại tên cho hợp lý hơn.

Kết luận hội nghị, TS. Nguyễn Quốc Văn, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra cho rằng, đề tài có tiếp cận đúng hướng, được triển khai nghiêm túc, công phu, kết quả nghiên cứu toàn diện. Tuy nhiên, Ban Chủ nhiệm cần sửa đổi một số nội dung sau: Bổ sung tổng quan nghiên cứu; giới hạn rõ phạm vi nghiên cứu; bổ sung giải pháp cụ thể; lưu ý nhấn mạnh phương thức thực hiện vai trò của thanh tra, kiểm toán vào hoàn thiện pháp luật về vốn đầu tư công.

Với những kết quả đạt được, Hội đồng thống nhất đánh giá đề tài đạt loại xuất sắc.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.

Minh Huyền

22:30 22/11/2024
Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.

Lê Phương

21:51 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm