Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ năm, 23/07/2020 - 18:53
(Thanh tra) - Ngày 23/7, Thanh tra Chính phủ tổ chức Hội thảo Hoàn thiện Dự thảo Đề án: Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả giám sát, kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý Nhà nước nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong doanh nghiệp Nhà nước (DNNN). Phó Tổng Thanh tra Trần Văn Minh chủ trì hội thảo.
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: TH
Còn nhiều vướng mắc
Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Tổng Thanh tra Trần Văn Minh cho biết, quá trình xây dựng Dự thảo Đề án, có một số ý kiến khác nhau về tên gọi của Đề án Một số ý kiến khác cho rằng hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với DNNN thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước nhưng hoạt động Kiểm toán Nhà nước thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Kiểm toán Nhà nước.
Trong khi đó, Kiểm toán Nhà nước là cơ quan Hiến định, không phải là cơ quan thuộc hệ thống hành pháp. Vì vậy, Đề án của Chính phủ không thể quy định những vấn đề liên quan đến mô hình, tổ chức, thẩm quyền, phương thức, phạm vi, nội dung và biện pháp nghiệp vụ trong hoạt động của Kiểm toán Nhà nước. Do đó, để phạm vi của Đề án phù hợp với thẩm quyền ban hành Đề án, cần phải điều chỉnh tên gọi của Đề án theo hướng không quy định những nội dung liên quan đến tổ chức và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước trong Đề án này.
Phó Tổng Thanh tra mong muốn, qua hội thảo này các ý kiến đóng góp sẽ thống nhất để Ban Soạn thảo hoàn thiện Đề án.
Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra Nguyễn Tuấn Khanh cho biết, trong thời gian qua DNNN đã thể hiện được vai trò quan trọng, đặc biệt là vai trò chủ đạo trong các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được và những đóng góp mà các DNNN mang lại, hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNN còn nhiều hạn chế, bất cập, hiệu quả còn thấp, chưa tương xứng với nguồn lực đầu tư hiện có; một số DN rơi vào tình trạng nợ nần, thua lỗ, thất thoát lớn.
"Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó có nguyên nhân từ hạn chế, bất cập trong hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra của các cơ quan quản lý với DNNN. Nhiều vụ việc vi phạm pháp luật, tham nhũng, tiêu cực xẩy ra trong DNNN không được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh" - ông Khanh nói.
Chồng chéo đối tượng, nội dung giữa thanh tra và kiểm toán
Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, tạo lập môi trường kinh doanh cạnh tranh, bình đẳng, phát huy vai trò của DNNN trong xây dựng, phát triển kinh tế xã hội, Chính phủ đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó có đổi mới, kiện toàn cơ chế giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với DN nói chung và DNNN nói riêng. Qua đó, đã phát hiện những hạn chế bất cập trong chính sách, pháp luật và xử lý nhiều vụ việc vi phạm pháp luật, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
Nhưng, cơ chế giám sát, kiểm tra thanh tra đối với DNNN trong thời gian qua cũng bộc lộ nhiều vướng mắc, bất cập như: Các quy định về thẩm quyền, chủ thể, phạm vi, đối tượng giám sát, kiểm tra, thanh tra thiếu thống nhất về nội hàm, khái niệm về hoạt động giám sát kiểm tra thanh tra của chủ sở hữu và các cơ quan quản lý Nhà nước; cơ chế phối hợp, xử lý trùng lặp về phạm vi, đối tượng trong hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra còn bất cập, tình trạng chồng chéo làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của DN, làm giảm hiệu quả giám sát, kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý Nhà nước.
Bên cạnh đó, sự trùng lặp, chồng chéo về phạm vi, nội dung, đối tượng giữa kiểm tra, thanh tra với Kiểm toán Nhà nước.
Ngoài ra, mô hình tổ chức hệ thống giám sát, kiểm tra, thanh tra DNNN còn cồng kềnh, chưa phân định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan có thẩm quyền. Hoạt động kiểm tra, thanh tra độ nhiều cơ quan có thẩm quyền tiến hành nhưng chưa có sự phân định rõ giữa thanh tra, kiểm tra trách nhiệm quản chuyên DNNN và thanh tra, kiểm tra chuyên ngành.
Tính công khai minh bạch, trách nhiệm giải trình trong hoạt động giám sát kiểm tra thanh tra DNNN còn chưa cao, nhiều quy định về vấn đề này còn thiếu tính khả thi. Không ít cơ quan, tổ chức và cá nhân có thẩm quyền còn thiếu chủ động trong phối hợp cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra; việc công khai các quyết định, kết quả từ hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra còn hạn chế, chưa tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp cận và giám sát việc thực hiện kết luận, kiến nghị của các cơ quan có thẩm quyền...
Phân định vai tò của thanh tra và kiểm toán
Tại hội thảo, đại diện Văn phòng Chính phủ cho rằng, về tên gọi Đề án có thể thay đổi được nhưng việc đổi tên cần phải tiến hành xin ý kiến của Bộ Tư pháp do việc thay đổi tên có liên quan đến đối tượng, phạm vi của Đề án. Đề án có đặt ra định hướng nâng cao vai trò của Cơ quan Thanh tra; đưa ra mốc thời gian thực hiện cho phù hợp.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Vụ trưởng Vụ II, Thanh tra Chính phủ cho rằng, về tên gọi Đề án có thể giữ nguyên tên như Nghị quyết nhưng nội dung kiểm toán thay vì vai trò chủ động sẽ chuyển sang vai trò bị động (đưa ra nguyên tắc phối hợp giữa cơ quan thanh tra với kiểm toán) sẽ hợp lý hơn nhằm đảm bảo việc triển khai và thời gian thực thi Đề án.
Đại diện Kiểm toán Nhà nước cho rằng Kiểm toán Nhà nước không đứng ngoài cuộc trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát. Do vậy, nếu loại bỏ hoạt động kiểm toán ra khỏi Đề án, Ban Soạn thảo trong phần tổ chức thực hiện cần dành riêng cho hoạt động Kiểm toán Nhà nước về các mặt: phối hợp xây dựng công tác xây dựng kế hoạch trung hạn và kế hoạch hàng năm trong triển khai thanh tra, kiểm toán sẽ tránh được sự trồng chéo; trong hoạt động cung cấp thông tin. Bổ sung quan điểm chỉ ra những bất cập của văn bản pháp luật nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả sử dụng tài sản công. Làm rõ nội hàm chủ thể, khách thể, đối tượng được thanh tra, kiểm tra, kiểm toán (Xác định vai trò của Kiểm toán Nhà nước).
EVN kiến nghị áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với DNNN nhằm tránh trùng lặp giữa các đoàn giám sát, kiểm tra, thanh tra.
Theo đại diện Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải, cần bổ sung số liệu thông tin từ VCCI, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thấy rõ được thực trạng về DNNN hiện nay. Bên cạch đó, xác định mục tiêu của Đề án cần cụ thể và cao hơn.
Cụ thể, cần xác định rõ các chủ thể thực hiện quyền giám sát, kiểm tra, thanh tra nhằm hoàn thiện thể chế pháp luật trong thời gian tới. Nhóm giải pháp 1, nên đi thẳng vào việc hoàn thiện pháp luật, theo đó cần làm rõ về thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan giám sát, kiểm tra, thanh tra. Trên cơ sở đó đưa ra danh mục các vấn đề cần rà soát. Bổ sung giải pháp áp dụng công nghệ thông tin trong giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp.
Đại diện Vụ Hợp tác Quốc tế, Thanh tra Chính phủ, cho rằng cần làm rõ vai trò của kiểm toán trong việc xác định đối tượng, phạm vi nghiên cứu của Đề án.
Đại diện Thanh tra Bộ Tư pháp, Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng ý với quan điểm không đưa hoạt động kiểm toán vào nội dung điều chỉnh của Đề án. Cần làm rõ giải pháp về việc giao và phân công cho cơ quan nào đầu mối trong việc triển khai Đề án này và xem lại mục đích của Đề án khi loại bỏ hoạt động kiểm toán.
Theo ông Phạm Hùng, Cục I, Thanh tra Chính phủ, trong tính cấp thiết cần bổ sung số liệu DNNN, thực trạng vi phạm của DNNN, số lượng các cuộc thanh tra, kiểm toán. Mục đích của Đề án cần nâng cao tính minh bạch trong động giám sát, kiểm tra, thanh tra DNNN.
“Phân định rõ vai trò, chức năng của các cơ quan trong hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với DNNN. Bổ sung giải pháp công bố kết luận, kiến nghị thanh tra đúng thời hạn. Xây dựng kênh thông tin để doanh nghiệp phản ánh những bất cập, khó khăn của doanh nghiệp nhằm xử lý việc thực hiện nhiệm vụ công vụ của các chủ thể liên quan” ông Hùng nhấn mạnh.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.
Minh Huyền
22:30 22/11/2024(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.
Lê Phương
21:51 22/11/2024Nguyễn Điểm
15:57 22/11/2024Trần Quý
13:17 22/11/2024Minh Thắng
Văn Thanh
Thu Huyền
Uyên Uyên
Uyên Uyên
Cảnh Nhật
Quang Dân
Hương Giang
Lê Hữu Chính
Lâm Ánh
Hương Giang