Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Gương sáng trên dải Trường Sơn

Đức Minh

Thứ bảy, 29/10/2022 - 15:08

(Thanh tra) - Dọc dài theo dãy Trường Sơn hùng vĩ của tỉnh Quảng Bình, bà con dân tộc Bru - Vân Kiều bao năm vẫn sống yên bình dưới tán rừng hay bên sườn núi. Nhờ được phổ biến những kiến thức pháp luật, truyền dạy những cách làm ăn hiện đại, đời sống của đồng bào ở nơi vùng cao, vùng biên giới này đang từng bước đổi thay.

Lễ hội trỉa lúa của người Bru-Vân Kiều. Ảnh: Đức Minh

Phát huy vai trò già làng, trưởng bản

Đồng bào dân tộc Bru - Vân Kiều ở Quảng Bình tập trung ở huyện Lệ Thủy sinh sống ở 3 xã miền núi Kim Thủy, Ngân Thủy, Lâm Thủy với hơn 6.200 nhân khẩu (1.588 hộ), chiếm 4,3% dân số của toàn huyện. Qua hơn nửa thế kỷ, hầu hết đồng bào dân tộc Bru-Vân Kiều đều lấy họ Hồ của Chủ tịch Hồ Chí Minh làm họ của mình.

Với tình cảm thủy chung, son sắt mà đồng bào dân tộc Bru - Vân Kiều đã dành cho Đảng, cho Bác Hồ kính yêu, việc chấp hành chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nỗ lực phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo đối với người dân cũng được thực hiện hết sức nghiêm túc.

Những già làng, trưởng bản, người có uy tín dân tộc Bru - Vân Kiều ở Quảng Bình nhiều năm qua được xem là những điển hình tiên tiến trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, lưu giữ, trao truyền nét văn hóa bản địa. Họ luôn động viên con cháu, bà con trong bản làng tích cực lao động, xóa bỏ những tập quán canh tác lạc hậu, tạo ra những mô hình, điển hình làm kinh tế giỏi.

Với cương vị là Trưởng bản Khe Ngang (xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh), ông Hồ Nam luôn luôn tuyên truyền, vận động bà con dân bản thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, từng bước đẩy lùi các hủ tục lạc hậu, thực hiện nếp sống văn hóa, xây dựng bản văn hóa...

Bà Hồ Thị Con ở bản Bến Đường, xã Trường Sơn (huyện Quảng Ninh) là người tích cực phối hợp với chính quyền địa phương và Đồn Biên phòng Làng Mô để vận động bà con trong bản, nhất là chị em phụ nữ đẩy lùi các tập tục lạc hậu như tục “nối dây”, nạn tảo hôn... Đặc biệt, với suy nghĩ “mình làm được thì hướng dẫn bà con dân bản cùng làm theo để thoát nghèo”, bà Hồ Thị Con đã kiên trì vận động bà con dân bản không phá rừng mà nhận đất trồng rừng, phát triển chăn nuôi để có cái ăn, cái mặc.

Học theo bà Con, đến nay nhiều hộ gia đình như Hồ Văn Trung, Hồ Văn Râng, Hồ Văn Xi (ở bản Nước Đắng), Hồ Thị Thư (ở bản Đá Chát)… phát triển chăn nuôi, kết hợp trồng rừng và nuôi ong lấy mật.

Ở dưới dãy Giăng Màn nơi vùng biên giới của xã Dân Hóa (huyện Minh Hóa), ông Hồ Thoong, người có uy tín ở bản Hà Vi chia sẻ: “Tôi được bà con trong bản tín nhiệm bầu làm người có uy tín, bản thân tôi luôn phối hợp với MTTQ xã, trưởng bản và các già làng của các bản khác thực hiện hiệu quả các phong trào, các cuộc vận động, nhất là cuộc vận động xây dựng nông thôn mới. Cùng với đó tổ chức xây dựng hương ước, quy ước, kiện toàn ban hòa giải. Nhờ làm tốt việc này nên mọi khúc mắc, mâu thuẫn của người dân trong bản luôn được các già làng, trưởng bản, người có uy tín hòa giải. Và mỗi vụ việc như thế thì chủ yếu người ta lấy cái tình làng nghĩa xóm ra để mà khuyên răn nhau. Thế nên tình nghĩa trong bản luôn được gắn kết. Các tệ nạn xã hội như mê tín dị đoan, trộm cắp, cờ bạc, rượu chè và các tệ nạn khác cũng rất ít xảy ra”.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Bình cho hay: “Những già làng, trưởng bản, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thực sự là cầu nối quan trọng giữa Đảng, chính quyền và nhân dân, góp phần xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ngày càng vững mạnh. Đây là những hạt nhân tiêu biểu, phát huy vai trò gương mẫu, đi đầu trong thực hiện và tuyên truyền, vận động bà con chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa ở bản làng và có nhiều đóng góp tích cực trong thực hiện phong trào thi đua yêu nước”.

Từ bỏ nhiều hành vi vi phạm pháp luật

Đồn Biên phòng Làng Mô hiện được giao quản lý đường biên giới dài khoảng 44 km và phụ trách địa bàn xã biên giới Trường Sơn (Quảng Ninh), gồm 1.134 hộ (4.538 nhân khẩu, trong đó có trên 60% đồng bào dân tộc Bru - Vân Kiều) sinh sống ở 4 thôn, 15 bản. Địa bàn quản lý của đồn rất rộng, có nhiều núi cao, vực sâu, khe suối hiểm trở, đường biên giáp với huyện Bua La Pha, tỉnh Khăm Muộn (Lào).

Đặc biệt, trên địa bàn có 2 đường mòn qua biên giới. Đây là con đường chính để bà con các dân tộc 2 bên thường qua lại thăm thân, trao đổi hàng hóa, những cũng là tuyến đường để các đối tượng lợi dụng vượt biên sang Lào khai thác lâm sản trái phép...

Điện được kéo về nhiều bản làng, cuộc sống đồng bào đã có nhiều đổi khác. Ảnh: Đức Minh

Từ năm 2013 đến nay, Đồn Biên phòng Làng Mô đã phối hợp tổ chức được hơn 80 buổi tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tại 19 thôn, bản, trường học cho khoảng 4.000 lượt người tham gia. Nội dung phổ biến giáo dục pháp luật tập trung vào các quy định pháp luật mới, chú trọng đến một số nội dung của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Phòng chống mua bán người, Luật Phòng chống ma túy, Luật Giao thông đường bộ, Luật Bảo vệ rừng…

Ông Hồ Ba, Trưởng bản Hôi Rấy, xã Trường Sơn tâm sự: "Trước đây, do nhận thức của bà con còn hạn chế, đời sống kinh tế khó khăn, rất nhiều đồng bào ở bản đã chọn nghề khai thác gỗ trong rừng hoặc tiếp tay cho các hành vi xâm hại rừng để kiếm cái ăn hàng ngày. Những năm gần đây, được sự tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật của Đồn Biên phòng Làng Mô, dân bản chúng tôi đã gần như từ bỏ hành vi phá rừng bừa bãi. Không những vậy, nhiều bà con còn rất tích cực tham gia bảo vệ rừng tự nhiên, trồng rừng kinh tế để phủ xanh đất trống đồi trọc, chú trọng tố giác các hành vi xâm hại rừng trái phép...".

Một người dân ở xã Trường Sơn chia sẻ, trước đây do thói quen từ nhiều đời để lại, rất nhiều đàn ông người Bru - Vân Kiều ở xã Trường Sơn thường hay tụ tập uống rượu đến say khướt, thâu đêm. Cũng vì ham uống rượu mà bỏ bê công việc gia đình, thiếu quan tâm chăm sóc vợ con, thậm chí còn hay gây gổ đánh nhau dẫn tới vi phạm pháp luật... Nhờ sự tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật thường xuyên của cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Làng Mô, những năm gần đây, tình trạng uống và say rượu bia trong đồng bào đã giảm hẳn. Nhiều đồng bào chú trọng làm ăn hơn, không tụ tập bù khú làm ảnh hưởng đến các hộ xung quanh và việc học tập của con nhỏ. Đặc biệt, tình trạng vi phạm pháp luật cũng giảm hẳn so với trước...

Thiếu tá Trương Vỹ Lê, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Làng Mô cho biết: Nhờ làm tốt công tác phổ biến giáo dục pháp luật, từ năm 2013 đến nay, trên địa bàn xã Trường Sơn không xảy ra các vụ án đặc biệt nghiêm trọng, chưa có dấu hiệu hoạt động mua, bán, tàng trữ, sử dụng ma tuý.

"Trước đây, tình hình tranh chấp đất đai thường xuyên xảy ra, có những thời gian đã trở thành điểm nóng như ở Ploang, Khe Cát, Đá Chát, Nước Đắng... Trước thực tế đó, đơn vị chúng tôi đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật liên quan đến Luật Đất đai, Luật Tố cáo, Lật Khiếu nại và các văn bản pháp luật khác có liên quan... Nhờ vậy, nhân dân đã dần nhận thức được bản chất của sự việc, từ đó kiến nghị, đề xuất đến các cơ quan chức năng tìm hướng giải quyết, xử lý thoả đáng, tránh làm phức tạp thêm vấn đề".

Tình hình an ninh chính trị trên địa bàn xã Trường Sơn hiện nay cơ bản ổn định, nhân dân chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chủ quyền an ninh biên giới quốc gia được giữ vững, không có điểm nóng. Đặc biệt thời gian qua bà con người dân tộc thiểu số Vân Kiều sinh sống tại xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh tự nguyện giao nộp 3 khẩu súng các loại cho Đồn Biên phòng Làng Mô. Trước đó, người dân trên địa bàn đã tự nguyện giao nộp cho Đồn Biên phòng Làng Mô 4 khẩu súng các loại và 2 hộp pháo.

Đồng bào Bru - Vân Kiều vốn là những người hay lam hay làm đặc biệt với những người đứng đầu bản, đầu làng họ luôn giữ một trách nhiệm lớn đối với đồng bào của mình. Dưới dãy Trường Sơn, vẫn núi rừng ấy, vẫn những mảnh đất khô cằn xưa, nhưng nhờ đổi thay ở cách nghĩ, cách làm với khát vọng vươn lên, đồng bào Bru-Vân Kiều nơi đây đã không chỉ thoát nghèo, mà đang từng ngày tích lũy làm giàu, bắt kịp hơn với cuộc sống hiện đại.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.

Minh Huyền

22:30 22/11/2024
Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.

Lê Phương

21:51 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm