Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Gương mẫu thực thi pháp luật

Đức Minh

Thứ hai, 24/10/2022 - 16:20

(Thanh tra) - An Giang, Tây Ninh là 2 địa phương có số người Chăm theo đạo Islam đông nhất. Cuộc sống đồng bào người Chăm nơi đây nhiều năm qua ổn định và từng bước khấm khá. Người Hồi giáo Chăm Islam được đánh giá luôn tự giác tham gia các mô hình giữ gìn an ninh trật tự, gương mẫu thực thi pháp luật... góp phần ổn định và phát triển đời sống, xã hội.

Mô hình “đồng bào ấp Chăm tham gia giữ gìn an ninh trật tự” đã mang lại sự bình yên cho cộng đồng Chăm đạo Islam ở xã Suối Dây thuộc huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh. Ảnh: Đức Minh

Những làng Chăm kiểu mẫu

Cộng đồng người Chăm ở Nam Bộ nói chung và TP Hồ Chí Minh nói riêng theo Hồi giáo hay còn gọi là đạo Islam. Hoạt động tín ngưỡng của cộng đồng Chăm theo Hồi giáo (Chăm Islam) chính thống chỉ tôn thờ Thánh Allah. Lễ Ramadan hằng năm là một trong những thánh lễ quan trọng nhất, thiêng liêng nhất của người Chăm Islam.

Châu Phong (thị xã Tân Châu) là xã có cộng đồng người Chăm theo Islam đông nhất tỉnh An Giang với gần 4.700 nhân khẩu, tập trung theo từng xóm tại 3 ấp gồm: Phũm Xoài, Châu Giang và Hòa Long; với 100% theo tôn giáo Islam.

Cộng đồng Hồi giáo Chăm Islam ở đây sinh hoạt tín ngưỡng hàng ngày tại 2 thánh đường và 9 tiểu thánh đường. Nhiều năm trước, việc hình thành cụm tuyến dân cư kiểu mẫu đã giúp họ có cuộc sống tốt hơn, hòa nhập hơn vào đời sống phát triển và nhất là con em được học hành, có công ăn, việc làm ổn định...

Xã Châu Phong đã triển khai thực hiện mô hình dân vận “chính quyền thân thiện, vì nhân dân phục vụ”. Sau thời gian triển khai thực hiện mô hình bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan, góp phần tăng sự đồng thuận trong cộng đồng Hồi giáo Chăm Islam, tạo động lực thúc đẩy kinh tế xã hội của xã nông thôn mới Châu Phong ngày càng phát triển.

Để giữ vững an ninh trật tự cho cộng đồng Hồi giáo Chăm Islam, thời gian qua chính quyền xã Châu Phong còn triển khai nhiều mô hình an ninh trật tự đạt hiệu quả trong công tác phòng chống tội phạm. Đặc biệt là mô hình “camera an ninh” tại những địa điểm tiềm ẩn nhiều nguy cơ dễ phát sinh tội phạm. Mô hình “camera an ninh” được ví như “tai mắt”, là công cụ đắc lực để lực lượng công an phối hợp cùng đồng bào Chăm Islam phòng chống tội phạm trên địa bàn xã Châu Phong.

Hiệu quả của “camera an ninh” đã giúp cho mô hình này của thị xã Tân Châu nhân rộng tại nhiều địa phương, góp phần nâng cao hiệu quả phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” cũng như giữ vững được an ninh trật tự ở những địa bàn có cộng đồng Hồi giáo Chăm Islam sinh sống.

Giáo cả Haji Jacky, Trưởng Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo tỉnh An Giang đánh giá: Cộng đồng dân tộc Chăm tín đồ Islam luôn đề cao tinh thần cảnh giác, nhận thức, tham gia tích cực phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc” ở địa phương phát động, nhất là mô hình “camera an ninh” ở thị xã Tân Châu và mô hình “phòng chống tội phạm trong tôn giáo”. Qua các mô hình này, đã vận động người thân, gia đình trong tín đồ ký cam kết không vi phạm pháp luật, nâng cao ý thức thực hiện an toàn giao thông, phòng cháy chữa cháy, thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu nếp sống văn minh và xây dựng nông thôn mới.

Với phương châm sống “tốt đời, đẹp đạo”, Giáo cả Haji Jacky cho biết, các chức sắc, giáo cả luôn tuyên truyền cho tín đồ về tinh thần yêu nước, đoàn kết, gắn bó, đồng hành với dân tộc, thực hiện đúng giáo lý của Islam gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Nhiều gia đình đạt chuẩn “gia đình văn hóa”

Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo Islam tỉnh An Giang. Ảnh: Đức Minh

Cùng với An Giang, Tây Ninh cũng là tỉnh có số người Chăm theo đạo Islam lớn. Địa phương cũng luôn giúp đỡ đồng bào Chăm thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước và truyền thống văn hóa dân tộc. Cụ thể, lãnh đạo xã, thôn cùng với bà con dân tộc tổ chức sinh hoạt cộng đồng theo đúng thời gian quy định và đoàn kết trong nội bộ, giữ gìn an ninh trật tự chính trị nơi mình sinh sống. Nhất là vận động đồng bào Chăm trong phường tham gia các nội dung của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

Kết quả là cách đây 2 năm đã có 93,7% hộ gia đình Chăm Islam ở phường 1 đạt chuẩn gia đình văn hóa. Các loại tội phạm trong cộng đồng dân tộc được kéo giảm đáng kể, không có tội phạm nghiêm trọng. Từ 3 năm trước, ở phường 1 đã thành lập mô hình “đồng bào dân tộc Chăm tham gia giữ gìn an ninh trật tự”.

Mô hình huy động người có uy tín và đồng bào Chăm Islam trên địa bàn phường tham gia công tác phòng ngừa, phát hiện, tố giác các loại tội phạm, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật. Cho đến nay, hiệu quả hoạt động của mô hình, với sự gương mẫu thực thi pháp luật của đồng bào Chăm theo đạo Islam đã góp phần giữ gìn an ninh trật tự tại địa phương.

Ở xã Suối Dây thuộc huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh có mô hình “đồng bào ấp Chăm tham gia giữ gìn an ninh trật tự”. Hoạt động được 5 năm nay, mô hình này với sự tham gia tích cực đồng bào Chăm theo đạo Islam ở ấp Chăm xã Suối Dây đã có nhiều đóng góp quan trọng trong công tác giữ gìn an ninh trật tự địa phương. Đồng bào đã cung cấp cho công an địa phương những tin tức có giá trị về tội phạm, qua đó đảm bảo an ninh trật tự chính trị trên địa bàn.

Vào đầu tháng 10/2020, Ban Chỉ đạo Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc huyện Tân Biên phối hợp với UBND xã Thạnh Bình tổ chức lễ ra mắt mô hình “đồng bào dân tộc Chăm tham gia giữ gìn an ninh trật tự” tại khu dân cư ấp Thạnh Thọ,  xã Thạnh Bình.

Ban điều hành mô hình này gồm 10 thành viên, do ông Chàm Vi Mor, Giáo cả Thánh đường Almubarak làm Trưởng ban, thường xuyên tuyên truyền, vận động cộng đồng Chăm theo đạo Islam tuân thủ các quy định của pháp luật, tham gia giữ gìn an ninh trật tự. Nhờ đó, cộng đồng Chăm Islam ở ấp Thạnh Thọ tích cực tố giác tội phạm, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác, kịp thời cung cấp cho lực lượng công an những thông tin có liên quan đến công tác giữ gìn an ninh trật tự…

Sự ra đời của làng Chăm kiểu mẫu không chỉ ở một địa phương mà nhiều nơi ở An Giang, Tây Ninh đã giúp đồng bào theo đạo Islam loại dần những phong tục, tập quán lạc hậu, giữ gìn an ninh trật tự. Bà con đẩy mạnh hơn trong giao lưu sản xuất, kinh doanh, phát triển canh tác nông nghiệp…

Đến với nhiều địa phương là nơi sinh sống của đồng bào Chăm hôm nay, chúng ta dễ dàng nhận thấy có nhiều công trình mới đã mọc lên, cả xã như được khoác lên mình tấm áo mới. Dọc theo các xóm đồng bào Chăm, nhiều ngôi nhà khang trang được xây dựng mới, các tuyến đường đều được bê tông hóa, tạo điều kiện thuận lợi trong giao thương hàng hóa, sinh hoạt.

Tiêu biểu, xã Châu Phong đã được công nhận xã nông thôn mới, 100% các tuyến đường giao thông nông thôn đã được bê tông hóa, 100% hộ dân có điện sản xuất và nước sạch sinh hoạt… Từ khi đường sá thuận tiện, hàng hóa thông thương, đồng bào Chăm bắt đầu mở rộng ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, giao thương mua bán nhộn nhịp hơn... góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.

Minh Huyền

22:30 22/11/2024
Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.

Lê Phương

21:51 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm