Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 10/05/2018 - 19:42
(Thanh tra)- Ngày 10/5, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tổ chức hội thảo đánh giá 4 năm thi hành Nghị định số 51/2014/NĐ-CP ngày 21/5/2014 của Chính phủ, quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển; lấy ý kiến góp ý Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 51/2014.
Sau khi Nghị định 51 được ban hành, Bộ TN&MT đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, 13 hội nghị tuyên truyền, phổ biến nội dung cho cán bộ, công chức các cơ quan quản lý Nhà nước về biển và hải đảo ở cả Trung ương và các địa phương, với sự phối hợp của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam cùng Sở TN&MT các tỉnh có biển.
Đến nay, 24/28 tỉnh, thành phố có biển đã ban hành và công bố thủ tục hành chính về giao, gia hạn, sửa đổi, bổ sung quyết định giao khu vực biển, trả lại khu vực biển trên địa bàn của địa phương. Hàng năm, UBND một số tỉnh, thành phố ban hành mức thu tiền sử dụng khu vực biển đối với từng hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển trên địa bàn thuộc thẩm quyền giao của địa phương theo quy định.
Từ năm 2015 đến 2018, Bộ TN&MT đã tiếp nhận, xử lý 7 hồ sơ đề nghị giao khu vực biển, công nhận hoạt động sử dụng khu vực biển. Các tỉnh Quảng Ninh, Quảng Trị, Phú Yên, Bình Thuận và Kiên Giang đã giao được 12 khu vực biển cho tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng tài nguyên biển theo đúng quy định của Nghị định 51.
Sau 4 năm triển khai, Nghị định 51 đã phát huy tác động tích cực trong việc thúc đẩy kinh tế biển, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tiến ra biển, làm giàu từ biển. Nhiều tổ chức, cá nhân đã mạnh dạn đầu tư vào các dự án phát triển cảng biển, năng lượng gió... với số tiền đầu tư trị giá hàng tỉ USD góp phần phát triển kinh tế biển, đồng thời khẳng định quan điểm, chủ trương đúng đắn của Đảng khi ban hành Chiến lược Biển Việt Nam, trong đó phấn đấu đến năm 2020 "kinh tế trên biển và ven biển đóng góp khoảng 53-55% tổng GDP cả nước, xây dựng một số thương cảng quốc tế có tầm cỡ khu vực, hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh, sẽ xây dựng một số khu kinh tế mạnh ở ven biển".
Tuy vậy, nhiều bất cập, chưa hoàn chỉnh của Nghị định 51 đã bộc lộ.
Quy định việc giao khu vực biển nhất định trên các vùng biển Việt Nam cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển theo giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép hoặc quyết định cho phép khai thác, sử dụng tài nguyên biển của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền còn chưa rõ.
Nhiều hoạt động sử dụng khu vực biển của các tổ chức, cá nhân có quy mô hoạt động nhỏ lẻ chưa có trong danh mục cấp giấy phép, nên không đủ cơ sở làm hồ sơ đề nghị giao dẫn đến tình trạng sử dụng biển khi chưa có quyết định, gây khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước và gây thất thu cho ngân sách.
Mặt khác, Nghị định 51 giao khu vực biển để thăm dò, khai thác dầu khí thực hiện theo quy định của pháp luật về dầu khí; khai thác thủy sản, cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản phải theo quy định của pháp luật về thủy sản; giao khu vực biển để sử dụng vào mục đích quốc phòng, anh ninh thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ... dẫn đến chưa phù hợp, trong quá trình thực hiện phát sinh nhiều bất cập.
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện, Nghị định 51 còn nhiều bất cập như một số từ ngữ chưa giải thích rõ ràng, dễ gây hiểu nhầm dẫn đến khó khăn khi áp dụng; quy định về căn cứ giao khu vực biển; quy định về thời hạn giao khu vực biển; quy định về tài chính khi giao khu vực biển; quy định về thẩm quyền giao khu vực biển; quy định về trình tự, thủ tục thẩm định hồ sơ đề nghị giao khu vực biển...
Quá trình thực hiện Nghị định 51 tại các địa phương còn bộc lộ một số hạn chế như công tác giao khu vực biển theo quy định cho các tổ chức, cá nhân còn rất ít (cả Trung ương và địa phương mới giao được 13 khu vực biển); công tác tham mưu, xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành còn chậm; quy hoạch, kế hoạch sử dụng biển chưa được ban hành, do vậy chưa có cơ sở và căn cứ để thực hiện giao khu vực biển.
Tại hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận những khó khăn vướng mắc tại các địa phương trong việc thực hiện Nghị định 51. Đặc biệt với vấn đề lấn biển. Đối với việc sửa đổi bổ sung Nghị định 51, các đại biểu tập trung chủ yếu vào nội dung giao quyền cho các tổ chức, cá nhân. Đồng thời thống nhất cao về sự cần thiết phải sửa đổi Nghị định 51 cho phù hợp với thực tế.
Theo đó, Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 51 dự kiến có 5 chương, 34 điều quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, quy định việc giao, gia hạn, thu hồi, cho phép trả lại một phần hoặc toàn bộ khu vực biển, sửa đổi, bổ sung quyết định giao khu vực biển; công nhận hoạt động sử dụng khu vực biển và phương án giải quyết các tranh chấp về sử dụng khu vực biển... Trong đó có 12 điểm mới so với Nghị định 51 trước đây.
Phát biểu kết thúc hội thảo, quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam Tạ Đình Thi ghi nhận sự đồng thuận cao của các đại biểu về việc cần thiết phải sửa đổi Nghị định 51, do nhiều quy định không khả thi, chưa thật sự phù hợp với thực tiễn.
Dự thảo sẽ tiếp tục lấy ý kiến góp ý bằng văn bản của các bộ, ngành, địa phương; công khai trên cổng thông tin điện tử của Bộ TN&MT và Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam.
Dự kiến, đến tháng 10/2018 Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 51 sẽ trình lên Chính phủ.
Hoàng Nam
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ 1/1/2025, theo Thông tư số 59/2024 ngày 7/11/2024 của Bộ Công an, sẽ tiến hành thu thập ảnh chân dung, vân tay của công dân tại các cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
PV
15:40 13/12/2024(Thanh tra) - Sáng nay (13/12), tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức Hội nghị Đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan năm 2024 với cộng đồng doanh nghiệp phía Nam.
Trần Quý
15:21 13/12/2024Cảnh Nhật
12:51 13/12/2024Thái Hải
12:16 12/12/2024Thành Dương
22:33 10/12/2024Nam Dũng
21:51 10/12/2024Trần Quý
Lê Hữu Chính
Lê Hữu Chính
TC
Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn