Theo dõi Báo Thanh tra trên
Trần Quý
Thứ sáu, 11/10/2024 - 09:36
(Thanh tra) - Ai thu phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư và thu ở mức nào đang là vấn đề được đặt ra trong Dự thảo Nghị định thu phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư đang được Bộ Giao thông vận tải (GTVT) lấy ý kiến góp ý.
Ai thu phí đường cao tốc do Nhà nước đầu tư? Ảnh: TQ
Ai thu phí?
Luật Đường bộ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025 cho phép thu phí các tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư. Hiện Bộ GTVT đang xây dựng dự thảo Nghị định thu phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư để lấy ý kiến rộng rãi.
Dự thảo nghị định gồm 4 chương, 13 điều quy định điều kiện, thời điểm thực hiện việc thu phí sử dụng đường bộ cao tốc; chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ cao tốc; mức thu phí sử dụng đường bộ cao tốc thuộc phạm vi Bộ GTVT quản lý.
Tại dự thảo nghị định thu phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư, Bộ GTVT đề xuất lựa chọn phương án cơ quan quản lý tài sản đường cao tốc sẽ trực tiếp tổ chức thu phí.
Cao tốc đầu tư bằng ngân sách là tài sản công, phân loại là tài sản kết cấu hạ tầng, thuộc sở hữu Nhà nước do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu là tài sản có thu phí.
Theo quy định, hiện có 4 phương thức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông gồm: Cơ quan quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; chuyển nhượng quyền thu phí; cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (O&M); chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác; phương thức khác (nếu có) theo đề án được Chính phủ phê duyệt.
Theo ông Đinh Cao Thắng, Trưởng phòng Tài chính, Cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN), phương thức cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ không phù hợp, do việc cho thuê quyền khai thác không áp dụng đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được thu phí sử dụng đường bộ.
Chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác cũng không phù hợp, do việc này gắn với việc đầu tư nâng cấp, mở rộng tài sản hiện có theo dự án đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.
“Trong các hình thức khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công, có 2 phương thức khai thác đường cao tốc do Nhà nước đầu tư, sở hữu, quản lý và khai thác thuộc dự án đầu tư xây dựng mới (không bao gồm các dự án nâng cấp, mở rộng), có tổ chức thu phí và thuộc thẩm quyền phê duyệt Đề án khai thác tài sản của Bộ GTVT là: Cơ quan quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác tài sản hạ tầng đường bộ và chuyển nhượng quyền thu phí”, ông Thắng cho biết.
Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư có quy định về hình thức hợp đồng O&M. Theo hình thức này, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được nhượng quyền để kinh doanh, quản lý một phần hoặc toàn bộ công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có trong thời hạn nhất định.
Theo ông Đinh Cao Thắng, cơ quan quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác có ưu điểm là phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan đang trực tiếp được giao quản lý, khai thác tài sản.
Phương án này này sẽ dự kiến được nguồn thu phí nộp ngân sách hằng năm; nguồn thu nộp ngân sách qua các năm tương đối ổn định; cơ bản phù hợp với các văn bản pháp luật hiện hành, không phải bổ sung nhiều.
Tuy nhiên, phương thức này có nhược điểm là ngân sách Nhà nước không có ngay một khoản kinh phí, mà nguồn thu sẽ được duy trì và bổ sung dần hằng năm.
Đối với phương thức chuyển nhượng quyền thu phí có ưu điểm là thu hút được các nguồn lực xã hội đầu tư hạ tầng đường bộ. Ngân sách Nhà nước có ngay được một nguồn thu tương ứng theo hợp đồng nhượng quyền thu phí.
Tuy nhiên, theo quy định, việc chuyển nhượng quyền thu phí thực hiện theo hình thức đấu giá. Việc xác định giá khởi điểm phụ thuộc vào việc tính toán lưu lượng phương tiện.
Thu phí ở mức nào?
Các tuyến cao tốc sẽ được thu phí khi đảm bảo ba điều điều kiện gồm: Công trình đường bộ cao tốc được thiết kế, đầu tư xây dựng theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về đường cao tốc; hoàn thành thi công xây dựng, đưa vào khai thác, sử dụng theo quy định; hoàn thành lắp đặt trạm thu phí, hệ thống phần mềm, thiết bị đảm bảo công tác vận hành, phục vụ việc thu phí.
Đối với đường cao tốc đưa vào khai thác trước ngày 1/1/2025 mà chưa đáp ứng quy chuẩn, tiêu chuẩn đường cao tốc thì việc thu phí được triển khai khi đã hoàn thành thi công và lắp đặt xong trạm thu phí.
Theo Cục ĐBVN, mức phí được xác định phải đảm bảo hợp lý hài hòa với mức thu dịch vụ sử dụng đường bộ và đường cao tốc đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP). Song song đó, mức thu cho phép người sử dụng đường cao tốc chia sẻ lợi ích với Nhà nước, thấp hơn lợi ích người sử dụng đường cao tốc thu được.
Cục ĐBVN đề xuất mức phí đối với đường cao tốc đưa vào khai thác trước ngày 1/1/2025 mà chưa đạt chuẩn theo quy định (chưa có trạm dừng nghỉ, đường gom…) có mức phí: Cao tốc có 4 làn xe hạn chế mức phí thấp nhất là 900 đồng/km, cao nhất là 3.600 đồng/km; đường cao tốc có 4 làn xe và làn dừng khẩn cấp liên tục thấp nhất là 1.000 đồng/km, cao nhất là 4.000 đồng/km; đường cao tốc có 4 làn xe trở lên, mức thấp nhất là 1.100 đồng/km, mức cao nhất là 4.400 đồng/km.
Mức phí sử dụng đường cao tốc áp dụng đối với các tuyến đường cao tốc đưa vào khai thác trước ngày 1/1/2025 mà chưa đáp ứng đầy đủ quy định tại khoản 1 Điều 45, khoản 2 Điều 47 của Luật Đường bộ được chia thành 3 mức thu.
Đường cao tốc có 4 làn xe, có làn dừng khẩn cấp không liên tục, đối với xe dưới 12 nghế ngồi, xe có tải trọng dưới 2 tấn; các loại xe buýt vận tải khách công cộng phải trả phí 900 đồng/km. Như vậy, nếu đi đường cao tốc từ Cao Bồ (Nam Định) đến Diễn Châu (Nghệ An) khoảng 175km thì khoản phí phải trả khoảng 157,5 nghìn đồng/lượt.
Cũng cung đường này với loại phương tiện nêu trên đến lúc được nâng cấp có làn dừng khẩn cấp liên tục (vẫn 4 làn xe) thì mức phí 1.000 đồng/km (khoảng 175 nghìn đồng/lượt). Đến lúc được nâng lên từ 4 làn xe trở lên mức phí là 1.100 đồng/km (khoảng 192,5 nghìn đồng/lượt).
Mức phí sử dụng đường cao tốc áp dụng đối với các tuyến cao tốc đáp ứng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về đường cao được chia thành 2 loại, thấp nhất là 1.300 đồng/km, cao nhất là 6.000 đồng/km.
Đường cao tốc có 4 làn xe mức phí 1.300 đồng/km đối với xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải có tải trọng dướng 2 tấn; các loại xe buýt vận tải khách công cộng. Xe có tải trọng từ 18 tấn trở lên; xe chở hàng bằng contrianer 40 Fet là 5.200 đồng/km.
Đường cao tốc có từ 4 làn xe trở lên đối với các phương tiện nêu trên có giá 1.500 đồng/km và 6.000 đồng/km.
Tags
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.
Minh Huyền
22:30 22/11/2024(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.
Lê Phương
21:51 22/11/2024Nguyễn Điểm
15:57 22/11/2024Trần Quý
13:17 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương