Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 28/01/2021 - 13:41
(Thanh tra) - Đó là chia sẻ của luật sư Phạm Văn Linh - Công ty luật Phương Gia, Đoàn Luật sư TP HCM với PV về việc Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành Thông tư 46/2020/TT-BGDĐT về chương trình môn giáo dục quốc phòng và an ninh cấp THPT có hiệu lực từ ngày 11/01/2021, thay thế Thông tư số 02/2017/TT-BGDĐT.
“Chính thức có hiệu lực từ đầu năm 2019, Luật An ninh mạng được ban hành đã và đang xây dựng môi trường không gian mạng lành mạnh, là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ an ninh quốc gia. Nhưng phải đến 11/01/2021, Thông tư 46/2020/TT-BGDĐT mới chính thức có hiệu lực, theo đó học sinh bậc THPT sẽ được học về Luật An ninh mạng. Tuy có độ trễ, nhưng theo tôi là cần thiết” - luật sư Linh nói.
+ Ông có thể cho biết, các hành vi nào bị nghiêm cấm trong Luật An ninh mạng và quy định xử lý vi phạm pháp luật về an ninh mạng?
- Điều 8, Luật An ninh mạng năm 2018 quy định các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng như: Đăng tải, phát tán thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm: Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác; thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; thông tin trên không gian mạng có nội dung bịa đặt, sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ; đưa lên không gian mạng những thông tin thuộc bí mật Nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trái quy định của pháp luật; xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc…
Chế tài xử phạt theo Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP: Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản ấn phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu.
Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia.
Phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật Nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
+ Ranh giới giữa đúng và sai, giữa phù hợp và không phù hợp là khá mong manh. Khi một cá nhân phản biện, nhận xét một cá nhân khác theo hướng tiêu cực, rất dễ bị xem là xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của đối tượng đó. Theo ông, xúc phạm người khác khác trên mạng xã hội được hiểu như thế nào?
- Tại khoản d, Điều 5, Nghị định 72/2013 của Chính phủ quy định về những việc sử dụng dịch vụ Internet, cấm đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân. Tuy nhiên, thế nào là xúc phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm, theo PGS.TS Đỗ Văn Đại, Trưởng Khoa Luật Dân sự Trường Đại học Luật TPHCM, hiện nay luật chưa định nghĩa thế nào là xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín. Do vậy, hiểu thế nào là xúc phạm nhân phẩm, uy tín hoàn toàn tùy thuộc vào cảm tính của người xử lý. Ông Đại cũng khẳng định luật của nhiều quốc gia trên thế giới không định nghĩa cụ thể như thế nào là xúc phạm danh dự và nhân phẩm. Bởi vậy, cần có những án lệ để có thể xử lý được các hành vi này. Và phạm vi xem xét xử lý hành vi này cũng tùy thuộc vào bối cảnh và hoàn cảnh cụ thể.
Hiện chưa có một văn bản luật nào giải thích cụ thể rõ ràng về ngữ nghĩa của các khái niệm "danh dự, nhân phẩm, uy tín". Điều đó, trên thực tế gây lúng túng cho các cơ quan áp dụng pháp luật và không ít trường hợp đã xử sai, xử oan cho đối tượng bị áp dụng.
+ Theo điểm a, khoản 1, Điều 101, Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định, phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân. Ông nhận thấy như thế nào về mức độ răn đe?
- Tôi cho rằng, mức phạt này phù hợp thu nhập bình quân của người lao động ở Việt Nam.
+ Thông tư 46/2020/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 11/01/2021, theo đó, từ lớp 10, học sinh được học về Luật An ninh mạng, ông nhận định như thế nào về chương trình áp dụng này khi phần lớn người sử dụng mạng xã hội là giới trẻ.
- Những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội đã tác động đến đời sống của học sinh, thậm chí trong nhiều trường hợp có các tác động tiêu cực, gây nhiều hậu quả nặng nề. Một số trường học ở các thành phố lớn như: Hà Nội, TPHCM… từng tổ chức những hoạt động ngoại khóa để tuyên truyền cho giáo viên, học sinh về vấn đề này, từ đó có ý thức khi sử dụng internet và mạng xã hội, tỉnh táo, không tham gia vào bất cứ nhóm nào mang tính kích động, không tự tiện đăng ảnh của người khác lên mạng kèm những thông tin không đúng sự thật và ảnh hưởng tới nhân phẩm, danh dự của người khác. Cụ thể, học sinh phải đạt được các yêu cầu như: hiểu được một số khái niệm cơ bản về mạng, an ninh mạng, bảo mật thông tin cá nhân trên môi trường không gian mạng, cảnh giác trước những thủ đoạn xâm nhập, phát tán mã độc, thông tin giả trên mạng.
+ Tại sao đến năm 2021, sau 2 năm ban hành Luật An ninh mạng mới chính thức đưa ra thông tư giảng dạy Luật An ninh mạng cho đối tượng là học sinh THPT?
- Vì khi ban hành luật cần có thời gian để xem phản ứng tích cực hay tiêu cực từ phía xã hội. Sau 2 năm ban hành thì nhận thấy hiệu quả tích cực nên mới tiến hành áp dụng rộng rãi đến các tầng lớp trong xã hội, trong đó có đối tượng là học sinh. Học sinh là đối tượng cần được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn trước khi áp dụng nên thời gian đánh giá sẽ lâu hơn.
+ Theo ông, học sinh có phải là đối tượng dễ vi phạm Luật An ninh mạng?
- Theo tôi, học sinh là đối tượng dễ vi phạm Luật An ninh mạng vì đây là lứa tuổi chưa phát triển hết về mặt nhận thức nên dễ bị lôi kéo, ảnh hưởng bởi những thông tin chưa được kiểm chứng và chưa nhận thức được cái nào là đúng, cái nào là sai. Vì thế sẽ dễ chia sẻ những thông tin xấu, độc hại, gây ảnh hưởng đến người khác và xã hội. Do vậy, việc đưa Luật An ninh mạng vào chương trình giáo dục là cần thiết.
Xin cảm ơn ông về những chia sẻ này!
Người thực hiện: Thúy Nhi
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.
Minh Huyền
22:30 22/11/2024(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.
Lê Phương
21:51 22/11/2024Nguyễn Điểm
15:57 22/11/2024Trần Quý
13:17 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương