Theo dõi Báo Thanh tra trên
T.Lương
Thứ tư, 11/09/2024 - 15:22
(Thanh tra) - Hôm nay (11/9), Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) tổ chức hội thảo lấy ý kiến các tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long đối với Dự thảo Luật Đầu tư công sửa đổi.
Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Thị Bích Ngọc phát biểu tại hội thảo: Ảnh: H.C
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Thị Bích Ngọc nêu rõ, Luật Đầu tư công năm 2019 đã quy định nhiều nội dung mới, cải cách đột phá về tư tưởng, về quan điểm đầu tư công; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cắt giảm các thủ tục hành chính để tạo sự chủ động, linh hoạt; đồng thời, nâng cao trách nhiệm, vai trò của người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương trong quản lý đầu tư công.
Sau 5 năm triển khai Luật Đầu tư công cũng đã bộc lộ một số vấn đề khó khăn, vướng mắc cần phải xử lý kịp thời để đáp ứng được tình hình phát triển mới.
Bên cạnh đó, thời gian qua một số chính sách thí điểm, chính sách đặc thù đã được Quốc hội ban hành, đang trong quá trình triển khai, cần thời gian để đánh giá nhưng đã chín muồi để có thể đưa vào luật hóa.
Tại hội thảo, ông Trần Thành Long, Phó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân, Bộ KH&ĐT cho biết, Dự thảo Luật Đầu tư công sửa đổi gồm có 29 nội dung điều chỉnh.
Trong đó, quy định mới tập trung vào 5 nhóm chính sách gồm: Thể chế hóa các cơ chế, chính sách thí điểm đặc thù đã được Quốc hội cho phép áp dụng; tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với công tác kiểm tra, giám sát; cải thiện một cách mạnh mẽ hơn nữa để nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư, khai thác nguồn lực và năng lực thực hiện dự án đầu tư công ở các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp Nhà nước...
Ông Trần Thành Long cũng nêu rõ, nội dung rất vướng trong thời gian qua đó là việc thực hiện và giải ngân vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài thì lần này Luật Đầu tư công đã có một chương riêng quy định.
Dự thảo Luật Đầu tư công sửa đổi lần này cũng hướng tới đơn giản hóa trình tự, thủ tục, bổ sung, làm rõ các khái niệm, thuật ngữ, các quy định để đảm bảo đồng bộ, thống nhất trong Luật Đầu tư công và giữa Luật Đầu tư công với các quy định của pháp luật có liên quan.
Đáng chú ý trong nhóm thể chế hóa các cơ chế, chính sách thí điểm đặc thù đã được Quốc hội cho phép áp dụng Dự thảo Luật Đầu tư công sửa đổi cho phép tách công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập đối với tất cả các nhóm dự án.
Trong khi quy định hiện hành chỉ cho phép tách riêng dự án độc lập được thực hiện khi phê duyệt chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Trúc Sơn đánh giá cao tư duy cách đổi mới, ưu tiên sự thông thoáng trong dự thảo Luật Đầu tư sửa đổi. Việc cho phép tách công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái dịnh cư là rất hợp lý, tháo gỡ vướng mắc cho các địa phương trong việc triển khai dự án. Nên ưu tiên cho các dự án nhóm A, B, nhóm C quy mô nhỏ có xem xét tách hoặc không tách tùy thực tế.
Tuy nhiên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cho rằng, việc phân cấp phân quyền chưa thấy rõ vai trò của HĐND cấp huyện.
Các dự án ODA, dự án đầu tư công liên quan vốn ODA thủ tục quá nhiêu khê, nên xem xét hợp nhất yêu cầu của nhà tài trợ với các quy định của Luật Đầu tư công và Luật Đấu thầu.
“Có nên tính vốn ODA vào vốn đầu tư công trung hạn hay không?”. Trong khi, quy trình đầu tư ODA đang quá dài gồm 4 bước với ít nhất 2 năm để đưa vào triển khai. Vốn viện trợ không hoàn lại có liên quan đến đầu tư hoặc hỗ trợ các hoạt động nâng cao năng lực cần được cân nhắc, hiện quy định vốn vay không chi cho thường xuyên, chỉ chi cho đầu tư.
Quy trình đấu thầu dự án ODA yêu cầu phải lấy ý kiến nhà đầu tư tới 7 lần mà không có thời hạn trả lời. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre đặt vấn đề.
Phó Chủ tịch UBND Hậu Giang Nguyễn Văn Hoà nhấn mạnh, cần mạnh dạn đề xuất nội dung phân cấp phân quyền, việc tách dự án thành phần, tạo điều kiện để đẩy nhanh tiến độ dự án.
Tiến độ giải ngân đầu tư công phục thuộc nhiều vào công tác giải phóng mặt bằng. Nguồn vốn do Chính phủ giao địa phương thì phân cấp thẳng cho UBND, không cần qua HĐND, làm "tốn" thêm thời gian, thủ tục để HĐND giao UBND.
Giám đốc Sở KH&ĐT Bà Rịa - Vũng Tàu Lê Ngọc Linh đặt vấn đề về việc tách giải phóng mặt bằng khỏi các dự án để đảm bảo tiến độ các dự án cho rằng, việc tách này lại gắn với việc điều chỉnh điều 8, 9 về tăng tổng mức đầu tư; tăng tổng mức đầu tư là đúng, rất cần thiết cho các địa phương trong điều kiện hiện nay.
Tuy nhiện, việc tách dự án bồi thường theo nhóm A, B, C cũng phải có quy định rõ trong nội dung luật sửa đổi.
Hiện tổng mức đầu tư dự án là tính cả giải phóng mặt bằng, nay tách ra thì sao? Trường hợp dự án có chi phí xây lắp/thiết bị thấp nhưng chi phí giải phóng mặt bằng rất cao. Vì vậy, phải làm rõ dự án bồi thường bao nhiêu thì tách được, để địa phương chủ động thực hiện thủ tục đầu tư của địa phương, Giám đốc Sở KH-ĐT Bà Rịa - Vũng Tàu đặt vấn đề.
Chia sẻ tại hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết, Bộ KH&ĐT đã từng tham mưu Chính phủ báo cáo Quốc hội, nhưng Quốc hội khi đó băn khoăn, nếu tách bồi thường ra, mà sau này việc bồi thường không gắn với các dự án thì sẽ có hệ lụy rất lớn, trách nhiệm thuộc về ai.
“Chúng ta thấy đó là bất cập, nhưng không phải vì thế mà không đề xuất. Lần này, chúng tôi đề xuất với Quốc hội tách dự án bồi thường nhưng kèm theo các điều kiện để đảm bảo công tác quản lý Nhà nước”, Thứ trưởng nói.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.
Minh Huyền
22:30 22/11/2024(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.
Lê Phương
21:51 22/11/2024Nguyễn Điểm
15:57 22/11/2024Trần Quý
13:17 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương