Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Điều chỉnh giá đất ở Thành phố Hồ Chí Minh: Hài hòa lợi ích, không ảnh hưởng tới người dân, doanh nghiệp

Thái Hải

Thứ ba, 10/09/2024 - 21:29

(Thanh tra) - Đó là ý kiến của một số bộ, ngành về việc phối hợp xử lý vướng mắc khi áp dụng bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024 ở UBND Thành phố Hồ Chí Minh do Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) chủ trì họp vào ngày 10/9.

Toàn cảnh cuộc họp. Ảnh: TH

Tham dự cuộc họp có Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân; đại diện của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội; lãnh đạo đơn vị thuộc các Bộ: Tài chính, Tư pháp, Xây dựng; lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ TN&MT.

Về phía Thành phố Hồ Chí Minh có Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Ngọc Hải, lãnh đạo Sở TN&MT và một số sở, ngành liên quan; lãnh đạo Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo báo cáo của UBND Thành phố Hồ Chí Minh, tại Khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai 2024 quy định, bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành theo quy định của Luật Đất đai 2013 được tiếp tục áp dụng đến hết ngày 31/12/2025. Trường hợp cần thiết, UBND cấp tỉnh quyết định điều chỉnh bảng giá đất theo quy định của luật này cho phù hợp với tình hình thực tế về giá đất tại địa phương.

Trước 1/8/2024, bảng giá đất trên địa bàn thành phố được áp dụng theo Quyết định số 02/2020/QĐ-UBND ngày 16/1/2020 của UBND thành phố. Việc xây dựng bảng giá này bị giới hạn bởi quy định về khung giá đất tại Nghị định 96/2019/NĐ-CP nên trong nhiều năm trở lại đây không còn phù hợp và không phản ánh đúng tình hình thực tế ở địa phương. Do đó, UBND thành phố hàng năm đều trình HĐND thành phố thông qua hệ số điều chỉnh giá đất để áp dụng cho từng nhóm đối tượng, từng khu vực, từng mục đích sử dụng đất nên đã góp phần giải quyết phù hợp các hồ sơ về nghĩa vụ tài chính về đất đai trên địa bàn thành phố.

Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành không có quy định việc UBND thành phố hàng năm trình HĐND thông qua hệ số điều chỉnh nên bảng giá đất sau ngày 1/8 sẽ không áp dụng nhân với hệ số điều chỉnh. Vì vậy, UBND thành phố nhận thấy việc điều chỉnh bảng giá đất là cần thiết nhằm phù hợp với tình hình thực tế và từng bước tiếp cận giá thị trường sẽ được ban hành từ 1/6/2026 theo quy định của Luật Đất đai 2024.

Do đó, căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai năm 2024, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan khẩn trương, phối hợp điều chỉnh bảng giá đất theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 71/2024/NĐ-CP quy định về giá đất.

Hiện nay, dự thảo điều chỉnh bảng giá đất trên địa bàn thành phố đang được UBND thành phố phối hợp với HĐND thành phố tổ chức buổi thảo luận chuyên đề để lấy ý kiến trực tiếp các đại biểu HĐND thành phố; đối thoại, lấy ý kiến góp ý rộng rãi đối với các cơ quan, tổ chức, người dân sử dụng đất và hội nghị phản biện xã hội do Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh theo quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

Thành phố Hồ Chí Minh đang gặp khó khăn, vướng mắc trong việc giải quyết các thủ tục hành chính về nghĩa vụ tài chính trong giai đoạn chuyển tiếp từ ngày 1/8 đến thời điểm bảng giá đất điều chỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai 2024 được ban hành…

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân cho biết, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về việc giao Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu các nội dung vướng mắc của UBND Thành phố Hồ Chí Minh nêu tại Công văn 4724/UBND-ĐT liên quan tới việc điều chỉnh bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024, do đó đề nghị các bộ, ngành cho ý kiến để Bộ tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo chỉ đạo, trong đó tập trung vào sự cần thiết điều chỉnh, điều chỉnh thế nào, thời điểm điều chỉnh và các nội dung do UBND Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất.

Tại buổi làm việc, các đại biểu cơ bản nhất trí cao với vấn đề điều chỉnh bảng giá đất của Thành phố Hồ Chí Minh và cho rằng việc tại Khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai 2024 quy định rất rõ thẩm quyền điều chỉnh là của UBND thành phố; đồng thời cho ý kiến vào việc điều chỉnh bảng giá, giải quyết các thủ tục hành chính về nghĩa vụ tài chính trong giai đoạn chuyển tiếp từ ngày 1/8…

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Dương Ngọc Hải cho biết, thành phố đánh giá việc điều chỉnh bảng giá đất là vấn đề lớn, quan trọng vì phạm vi đối tượng chịu tác động lớn, ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế, xã hội. Thành phố xác định cần thiết phải điều chỉnh bảng giá đất cho phù hợp với tình hình thực tế về giá đất tại địa phương. Quá trình thực hiện, thành phố rất thận trọng, đánh giá rất kỹ tác đồng, thực hiện đầy đủ quy định và đã báo Ban Thường vụ Thành ủy và Ban Thường vụ Thành ủy đã có kết luận, trong đó có phân công nhiệm vụ cụ thể các cơ quan nghiên cứu, lấy ý kiến… Do đó, thành phố rất cần ý kiến góp ý của các bộ, ngành, chuyên gia để tiếp thu để việc điều chỉnh nhằm không tác động, ảnh hưởng nhiều tới người dân, doanh nghiệp để thành phố ổn định và phát triển…

Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân ghi nhận ý kiến của đại diện các bộ, ngành, hiệp hội và cho biết, sẽ chỉ đạo Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất tổng hợp tiếp thu, hoàn thiện báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Thứ trưởng Lê Minh Ngân nhất trí với ý kiến của các đại biểu về sự cần thiết phải điều chỉnh bảng giá đất của thành phố và cho rằng UBND Thành phố Hồ Chí Minh cần bám sát kết luận Ban Thường vụ Thành ủy về nội dung này, đồng thời về trình tự, thủ tục, thành phố cần bám sát phải tuân thủ quy định tại Nghị định 71/2024 của Chính phủ quy định về giá đất và căn cứ vào tình hình thực tiễn ở địa phương.

Thứ trưởng Lê Minh Ngân cũng lưu ý, trong quá trình thực hiện Thành phố Hồ Chí Minh cần cân nhắc, đánh giá giá đất trong bảng giá đất so với mặt bằng giá đất tại địa phương; đánh giá tác động của dự thảo bảng giá đất đối với đối tượng chịu tác động; tiếp thu, giải trình đầy đủ ý kiến của đối tượng chịu tác động, đảm bảo hài hòa lợi ích, không làm ảnh hưởng tới người dân, doanh nghiệp.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.

Minh Huyền

22:30 22/11/2024
Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.

Lê Phương

21:51 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm