Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ tư, 02/08/2023 - 16:38
(Thanh tra) - Chính phủ đề xuất, cơ quan thanh tra được sử dụng khoản kinh phí được trích từ tiền thu hồi sau thanh tra để chi hỗ trợ nâng cao năng lực hoạt động thanh tra; khen thưởng, động viên cán bộ, công chức, viên chức, người lao động…
Tổng Thanh tra Đoàn Hồng Phong thừa ủy quyền của Thủ tướng ký tờ trình gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: Đ.X
Chính phủ đã có tờ trình Dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định việc các cơ quan thanh tra được trích một phần từ các khoản tiền thu hồi phát hiện qua thanh tra sau khi nộp vào ngân sách Nhà nước.
Theo dự kiến chương trình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về vấn đề này trong phiên họp tới đây.
Mức chi khen thưởng thực hiện đến khi cải cách tiền lương
Dự thảo nghị quyết quy định cơ quan thanh tra được trích một phần từ các khoản tiền thu hồi phát hiện qua thanh tra sau khi nộp vào ngân sách.
Khoản tiền trích được sử dụng để chi hỗ trợ nâng cao năng lực hoạt động thanh tra; tăng cường cơ sở vật chất và khen thưởng, động viên tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác thanh tra.
Trong đó, đáng chú ý, dự thảo nghị quyết bổ sung quy định khoản kinh phí trích được chi cho “nghiệp vụ đặc thù phục vụ công tác thanh tra, tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực”.
Theo giải trình của cơ quan chủ trì soạn thảo là Thanh tra Chính phủ, trong thực tiễn, có nhiều khoản chi phí các cơ quan thanh tra phải trả nhưng không nằm trong dự toán ngân sách Nhà nước cấp.
Thanh tra Chính phủ dẫn chứng như: Chi mua tin trong nước và nước ngoài (nhất là với hoạt động của cơ quan thanh tra thuế, hải quan, đoàn thanh tra chuyên ngành); chi bảo đảm an ninh cho hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; đưa công dân khiếu nại, tố cáo trở về địa phương khi tụ tập đông người tại trụ sở cơ quan Đảng, Nhà nước…
“Cơ quan thanh tra được sử dụng khoản tiền thu hồi sau thanh tra để chi cho những hoạt động này là hợp lý, góp phần giảm tải cho chi ngân sách Nhà nước hàng năm”, Thanh tra Chính phủ nêu.
Để bảo đảm phù hợp với Nghị quyết 27 của Trung ương, dự thảo nghị quyết quy định rõ, mức chi khen thưởng, động viên cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan thanh tra từ nguồn kinh phí được trích tối đa không vượt quá 1 lần tiền lương cấp bậc, chức vụ trong 1 năm do Nhà nước quy định cho đến khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương.
Giữ tỷ lệ % mức trích, tăng biên độ tiền nộp
Tại tờ trình, Chính phủ cho hay, dự thảo nghị quyết quy định mức trích theo tỷ lệ 30%, 20%, 10% như hiện hành, nhưng tăng biên độ số tiền nộp vào ngân sách Nhà nước được trích.
Chính sách mới được đề xuất do lương cơ bản, chỉ số trượt giá tăng cao hơn so với thời điểm ban hành Thông tư 327 vào năm 2016 và nguồn thu nộp vào ngân sách được phát hiện thu hồi qua thanh tra có xu hướng giảm.
“Nếu thực hiện theo chính sách mới (tăng biên độ) thì kinh phí hàng năm trích cho các cơ quan thanh tra ước tính tăng 45 tỷ đồng, tương ứng tăng khoảng 12% so với hiện hành, trong đó ngân sách Trung ương tăng 27 tỷ đồng; ngân sách địa phương tăng 18 tỷ đồng”, Chính phủ tính toán.
Trước đó, có ý kiến đề nghị tăng tỷ lệ % mức trích. Ý kiến khác đề nghị tăng tỷ lệ lên 50% nhưng giảm số tiền được trích cho phù hợp hơn với cơ quan có mức thu hồi về ngân sách thấp như thanh tra cấp huyện, sở.
Giải trình vấn đề này, Thanh tra Chính phủ cho rằng, “mức trích như quy định tại dự thảo nghị quyết là phù hợp”. Điều này bảo đảm tính liên thông giữa quy định hiện hành và quy định mới; tạo điều kiện cho cơ quan thanh tra các cấp, ngành, lĩnh vực thực hiện thống nhất, đồng bộ và hiệu quả; tăng tính công khai, minh bạch trong thụ hưởng chế độ, chính sách từ nguồn ngân sách Nhà nước.
Báo cáo tổng kết cho thấy, giai đoạn 2018-2022, các cơ quan thanh tra được trích hơn 1.900 tỷ đồng (bình quân hơn 380 tỷ đồng/năm), chiếm tỷ lệ 12% trên tổng số tiền thu hồi đã nộp vào ngân sách Nhà nước.
Cũng trong giai đoạn này, các cơ quan thanh tra được ngân sách Nhà nước được cấp hơn 9.329 tỷ đồng, bình quân hơn 1.865 tỷ đồng/năm để chi hoạt động thường xuyên.
Như vậy, nguồn kinh phí trích chiếm khoảng 20,39% nguồn kinh phí ngân sách cấp cho các cơ quan thanh tra. Theo nhận định của Thanh tra Chính phủ, nếu không có nguồn kinh phí trích, các cơ quan thanh tra sẽ gặp nhiều khó khăn trong bảo đảm tài chính, nhất là các hoạt động mang tính đặc thù và có tính chất phức tạp trong công tác thanh tra, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Kinh phí trích được sử dụng để chi các nội dung sau:
Bổ sung tăng cường cho công tác thanh tra, tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan thanh tra.
Bổ sung tăng cường cơ sở vật chất, mua sắm, sửa chữa tài sản, máy móc, trang thiết bị, phương tiện làm việc, phương tiện đi lại phục vụ công tác thanh tra, tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Bổ sung đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, tập huấn, hội nghị, hội thảo; chi bổ sung cho các đoàn đi học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước để nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan thanh tra.
Khen thưởng, động viên các tập thể, cá nhân trong và ngoài cơ quan thanh tra có thành tích trong công tác thanh tra, tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; chi phúc lợi cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của cơ quan thanh tra.
Nghiệp vụ đặc thù phục vụ công tác thanh tra, tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
(Theo Điều 4 Dự thảo Nghị quyết)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.
Minh Huyền
22:30 22/11/2024(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.
Lê Phương
21:51 22/11/2024Nguyễn Điểm
15:57 22/11/2024Trần Quý
13:17 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương