Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đề nghị được trích đến 30% số tiền thu hồi sau thanh tra

Thái Hải

Thứ năm, 08/06/2023 - 06:35

(Thanh tra) - Tại dự thảo tờ trình nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quy định việc các cơ quan thanh tra được trích từ các khoản tiền thu hồi phát hiện qua thanh tra sau khi thực nộp vào ngân sách Nhà nước (NSNN), Chính phủ đề nghị các cơ quan thanh tra sẽ được trích từ 10 - 30% trên tổng số tiền thực nộp vào ngân sách nhằm phục vụ hoạt động của các cơ quan thanh tra.

Tổng Thanh tra Đoàn Hồng Phong chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành về nghị quyết quy định việc các cơ quan thanh tra được trích từ các khoản tiền thu hồi phát hiện qua thanh tra. Ảnh: TH

Kinh phí NSNN cấp không đủ để chi các hoạt động đặc thù của thanh tra

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành Thanh tra, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến việc bảo đảm các điều kiện hoạt động của các cơ quan thanh tra. Do vậy, các quy định về chính sách, chế độ, điều kiện cơ sở vật chất nhằm đảm bảo cho cơ quan thanh tra Nhà nước hoạt động hiệu quả đã được quy định tại khoản 3, Điều 112 Luật Thanh tra: “Các cơ quan thanh tra được trích một phần từ các khoản tiền thu hồi và phát hiện qua thanh tra sau khi nộp vào NSNN theo quy định của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, để hỗ trợ nâng cao năng lực hoạt động thanh tra, tăng cường cơ sở vật chất và khen thưởng, động viên tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác thanh tra”.

Xuất phát từ quy định đó, cùng với thực tế yêu cầu đối với việc quản lý, sử dụng kinh phí được trích từ các khoản thu hồi qua thanh tra đã thực nộp vào NSNN và các quy định hiện hành về tài chính, ngân sách, việc ban hành nghị quyết phải cụ thể hóa được yêu cầu của Luật Thanh tra năm 2022 về kinh phí hoạt động của các cơ quan thanh tra, chế độ, chính sách đặc thù đối với cán bộ, công chức làm công tác thanh tra; đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật về tài chính, ngân sách công khai, minh bạch.

Thực tế cho thấy, nguồn kinh phí NSNN cấp tính theo định mức biên chế hành chính theo quy định tại các quyết định của Thủ tướng Chính phủ không đủ để đảm bảo chi cho các hoạt động có tính chất đặc thù của cơ quan thanh tra.

Đó là, cơ quan thanh tra phải tổ chức các đoàn thanh tra theo kế hoạch và đột xuất để phòng ngừa, phát hiện, xử lý vi phạm, tiêu cực, tham nhũng, trong đó, Thanh tra Chính phủ (TTCP) phải tổ chức nhiều cuộc thanh tra đột xuất do Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực chỉ đạo và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.

Với nguồn kinh phí được phân bổ theo định mức không đủ để tổ chức các đoàn thanh tra, tổ công tác khi đi thực hiện nhiệm vụ, vì cơ quan thanh tra phải thanh toán công tác phí, chi phí phương tiện, lưu trú dài ngày, bảo đảm cơ sở vật chất cho đoàn thanh tra, tổ công tác để chủ động hoàn thành nhiệm vụ, tránh phát sinh sự phụ thuộc vào cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan, nhằm bảo đảm cho hoạt động thanh tra được độc lập và khách quan.

Mặt khác, cơ quan thanh tra phải thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC), trong đó, phải đảm bảo các nhu cầu cho hoạt động tiếp công dân; đảm bảo chế độ bồi dưỡng đối với người làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn thư và các lực lượng phối hợp tham gia đảm bảo an ninh, trật tự trong công tác tiếp công dân theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, cơ quan thanh tra còn phải tổ chức nhiều đoàn thanh tra, tổ công tác tiến hành kiểm tra, xác minh, tham mưu giải quyết các vụ việc KNTC theo thẩm quyền, đồng thời tổ chức các tổ công tác tiến hành kiểm tra, rà soát để tham mưu phương án giải quyết dứt điểm các vụ việc đông người, phức tạp, kéo dài theo các quyết định và văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Các cơ quan thanh tra thực hiện nhiệm vụ PCTN, tiêu cực, hướng dẫn triển khai và kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; thực hiện nhiệm vụ phát hiện, xử lý tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng; thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thủ trưởng các cơ quan quản lý Nhà nước trong thực hiện pháp luật về PCTN, tiêu cực.

Ngoài ra, cơ quan thanh tra phải thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thanh tra, giải quyết KNTC, PCTN.

Kinh phí trích được sử dụng cho các hoạt động cần thiết của cơ quan thanh tra

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành Thanh tra, thực hiện khoản 3, Điều 112 Luật Thanh tra 2022, góp phần tăng cường năng lực ngành Thanh tra, khuyến khích, động viên, nêu cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức ngành Thanh tra trong khi thi hành công vụ, dự thảo nghị quyết quy định mức trích như sau:

TTCP được trích 30% trên tổng số tiền thực nộp vào NSNN đối với số tiền thực nộp dưới 100 tỷ đồng/năm; được trích thêm 20% trên tổng số tiền thực nộp vào NSNN đối với số tiền thực nộp từ 100 tỷ đồng đến 200 tỷ đồng/năm; được trích thêm 10% trên tổng số tiền thực nộp vào NSNN đối với số tiền thực nộp từ trên 200 tỷ đồng.

Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ, thanh tra ở các cơ quan thuộc Chính phủ, thanh tra trong các cơ quan cơ yếu Chính phủ, thanh tra tổng cục, cục thuộc bộ và tương đương, thanh tra các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được trích 30% trên tổng số tiền thực nộp vào NSNN đối với số tiền thực nộp dưới 20 tỷ đồng/năm; được trích thêm 20% trên tổng số tiền thực nộp vào NSNN đối với số tiền thực nộp từ 20 tỷ đồng đến 30 tỷ đồng/năm; được trích thêm 10% trên tổng số tiền thực nộp vào NSNN đối với số tiền thực nộp từ trên 30 tỷ đồng.

Thanh tra sở, thanh tra quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thanh tra tại các đơn vị hành chính đặc biệt được trích 30% trên tổng số tiền thực nộp vào NSNN đối với số tiền thực nộp đến 3 tỷ đồng/năm; được trích thêm 20% trên tổng số tiền thực nộp vào NSNN đối với số tiền thực nộp từ 3 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng/năm; được trích thêm 10% trên tổng số tiền thực nộp vào NSNN đối với số tiền thực nộp từ trên 5 tỷ đồng.

Các khoản được trích là các khoản tăng thu NSNN về thuế, phí, lệ phí, xử phạt vi phạm hành chính và các khoản thu khác; các khoản đã chi ngân sách sai chế độ đã nộp lại NSNN; các khoản đã chi ngân sách sai chế độ đã được cơ quan có thẩm quyền xử lý giảm chi, giảm thanh toán.

Dụ thảo nghị quyết quy định kinh phí trích được sử dụng cho các hoạt động như: Bổ sung các khoản chi cần thiết cho nhiệm vụ phục vụ các hoạt động của cơ quan thanh tra, bao gồm thanh tra, tiếp công dân, giải quyết KNTC, PCTN, tiêu cực và xây dựng ngành Thanh tra; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ngành Thanh tra.

Chi tăng cường cơ sở vật chất, mua sắm, sửa chữa tài sản, máy móc, trang thiết bị, phương tiện làm việc, phương tiện đi lại phục vụ công tác thanh tra, giải quyết KNTC, PCTN, tiêu cực và xây dựng ngành Thanh tra; bổ sung chi đào tạo, bồi dưỡng tập huấn, hội thảo, tổ chức các đoàn đi học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước để nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thanh tra Nhà nước.

Chi khen thưởng, khuyến khích, động viên cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan thanh tra; chi hỗ trợ, động viên, khuyến khích tập thể và cá nhân ngoài cơ quan thanh tra đã tích cực phối hợp với cơ quan thanh tra trong công tác thanh tra, giải quyết KNTC, PCTN và xây dựng ngành Thanh tra…

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.

Lê Phương

21:51 22/11/2024
Đổi mới phương thức thanh, kiểm tra, tập trung kiểm soát quyền lực, thực hiện các nội dung được phân cấp, phân quyền

Đổi mới phương thức thanh, kiểm tra, tập trung kiểm soát quyền lực, thực hiện các nội dung được phân cấp, phân quyền

(Thanh tra) - Đó là giải pháp nhằm đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong hoạt động thanh tra được đưa ra tại đề tài khoa học cấp bộ năm “Thanh tra, kiểm tra đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước” do TS Nguyễn Tuấn Khanh, Phó Hiệu trưởng Trường Cán bộ thanh tra, Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm, được Hội đồng Khoa học nghiệm thu xếp loại xuất sắc.

Thái Hải

18:05 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm