Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ sáu, 24/07/2020 - 20:50
(Thanh tra) - Là một trong những nội dung tại Đề tài Khoa học cấp bộ “Chiến lược phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam - Lý luận và thực tiễn” do Ths. Phạm Thị Thu Hiền, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra (CL&KHTT) làm Chủ nhiệm.
Ban Chủ nhiệm Đề tài trình bày tại hội thảo. Ảnh: TH
Tại hội thảo hoàn thiện đề cương nghiên cứu chiều ngày 24/7 tại Viện CL&KHTT, Ban Chủ nhiệm (CN) Đề tài cho biết, tham nhũng nảy sinh, tồn tại và phát triển ở tất cả các quốc gia không phân biệt chế độ chính trị. Nó trở thành một vấn nạn mang tính quốc tế, có ảnh hưởng sâu rộng đến tình hình chính trị, kinh tế - xã hội của tùng quốc gia nói riêng và của toàn thế giới nói chung.
“Phòng, chống tham nhũng (PCTN) không chỉ trở thành nhiệm vụ quan trọng, nan giải và phức tạp của mỗi quốc gia mà còn trở thành một cuộc chiến mang tính quốc tế. Sự thành công hay thất bại của chính sách PCTN có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và ổn định kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, sự tồn vong của mỗi chế độ chính trị”, Ban CN khẳng định.
Trên cơ sở các chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước đã ban hành hàng loạt văn bản pháp luật quan trọng, trong đó Chiến lược Quốc gia PCTN đến năm 2030 là văn bản quan trọng, xác định toàn diện các quan điểm, mục tiêu, các nhóm giải pháp, cũng như định rõ lộ trình để thực hiện công tác PCTN từ năm 2009-2020.
Theo Ban CN, Chiến lược đã xác định nội dung các nhóm giải pháp cơ bản để PCTN là tăng cường tính công khai, minh bạch trong hoạch định chính sách, xây dựng và thực hiện pháp luật; hoàn thiện chế độ công vụ, công chức, nâng cao chất lượng thực thi công vụ; hoàn thiện cơ chế quản lý xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng, công bằng, minh bạch; nâng cao hiệu quả công tác thanh, kiểm tra giám sát, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử trong phát hiện, xử lý tham nhũng…
Tuy nhiên, theo Ban CN, Chiến lược có nhiều điểm hạn chế đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh để cho giai đoạn tiếp theo nhằm tăng tính khả thi, hiệu lực, hiệu quả của Chiến lược như: Sự phù hợp của mục tiêu Chiến lược với thực tế tình hình tham nhũng chưa cao; sự mâu thuẫn và thiếu đồng bộ giữa mục tiêu với các nhóm giải pháp PCTN trong Chiến lược; thiếu các giải pháp, nhiệm vụ quan trọng để thực hiện các mục tiêu của Chiến lược; một số giải pháp mạnh mẽ như xử lý hành vi tham nhũng, tổ chức các cơ quan có chức năng PCTN…
Mặt khác, quá trình triển khai thực hiện Chiến lược đã thu được những kết quả nhất định, Chính phủ đã đệ trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung và ban hành hàng loạt văn bản pháp lý quan trọng như Luật PCTN.
Tuy nhiên, việc thực hiện Chiến lược cũng chưa đạt được mục tiêu đề ra, báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật PCTN đã thừa nhận “tham nhũng vẫn đang diễn biến phức tạp, xảy ra ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và chưa bị đẩy lùi. Công tác PCTN nói chung chưa đạt yêu cầu, mục đích đề ra”.
Tham nhũng với biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp xảy ra trên diện rộng, cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội, gây bức xúc trong nhân dân.
“Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới tình hình này là chúng ta chưa chú trọng việc xác định tổng thể hiện trạng tình hình tham nhũng và nguyên nhân để thiết kế Chiến lược đảm bảo tính khoa học, có mục tiêu phù hợp, khả thi, có hệ thống các giải pháp, công cụ đồng bộ, thống nhất, toàn diện và hiệu lực, tạo bước đột phá trong việc kiểm soát tình hình tham nhũng”, Ban CN cho biết.
Theo Ban CN, Đề tài sẽ luận giải các vấn đề lý luận, cơ sở chính trị, đánh giá tổng thể nội dung và việc thực hiện Chiến lược giai đoạn vừa qua theo một hệ thống các yêu cầu, tiêu chí khoa học, chặt chẽ để tìn ra các hạn chế, lý giải nuyên nhân của những hạn chế, từ đó đề xuất các định hướng và giải pháp phù hợp nhằm xây dựng Chiến lược cho giai đoạn tiếp theo, đảm bảo tính khả thi, hiệu lực, hiệu quả của Chiến lược.
Góp ý cho đề tài, nguyên Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng nhận định, đây là Đề tài thu hút được sự quan tâm nhiều người. Về tổng thể, Đề tài có nội dung nghiên cứu phong phú, có tính khả thi cao, kết cấu đề tài bước đầu khá tốt.
Tuy nhiên, ông Lượng cũng cho rằng, tên gọi đề tài hơi rộng, vì vậy, để dễ nghiên cứu hay chăng Ban CN Đề tài khuôn lại theo tên gọi “Chiến lược Quốc gia PCTN Việt Nam” .
Đánh giá tính cấp thiết được diễn giải tốt, nhưng Ban CN cần tránh “bắn” vào quá khứ và liệt kê những công trình nghiên cứu trước đây, cần chỉnh sửa những câu chữ tại mục tính cấp thiết cho phù hợp.
Phần mục tiêu, đối tượng, phạm vi cần biên tập lại cho rõ nét và cần phải lấy thời gian cụ thể.
Theo ông Lượng, khi đề cập đến tổng quan nghiên cứu công trình là phải đi đến kết luận là nội dung nghiên cứu Chiến lược Quốc gia về PCTN chưa có ai làm. Từ đó khẳng định tính cấp thiết, cấp bách nội dung phải nghiên cứu Đề tài.
Về đề cương nghiên cứu, tên Chương 1 cần đổi lại; Chương 2 cần cân nhắc từng mục. Ông Lượng đề xuất cần phải nghiên cứu ở 2 nội dung chính là: Thực trạng thực hiện Chiến lược và đánh giá việc thực hiện Chiến lược, trong đó chỉ ra nguyên nhân, hạn chế.
Đồng tình với quan điểm trên, Phó Viện trưởng Viện CL&KHTT Nguyễn Tuấn Khanh cho rằng, đề tài cần bổ sung thêm Chiến lược Quốc gia PCTN ngoài Nhà nước hoặc tập trung vào trụ cột là kiểm soát tài sản thu nhập.
Bên cạnh đó, Chương 1 phần lý luận Chiến lược Quốc gia PCTN cần đề cập vào lý luận hành động của Chính phủ, phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam.
Đối với phần nội dung, theo TS. Khanh, Ban CN cần viết theo thực trạng thực thi theo hướng 5 nhóm giải pháp trong Chiến lược và thực trạng thực thi thực hiện Chiến lược.
Đối với phần giải pháp, tên nội dung phải thay đổi theo quan điểm định hướng về xây dựng Chiến lược Quốc gia về PCTN ở Việt Nam là quan điểm và giải pháp cho việc xây dựng Chiến lược Quốc gia về PCTN giai đoạn 2020-2030.
Đại diện Kiểm toán Nhà nước cũng đồng tình với việc đổi tên thành “Chiến lược Quốc gia về PCTN đến năm 2030” để dễ viết hơn.
Tại Chương 1, vị này đặt câu hỏi nên chăng có cần thiết nội dung đặc điểm của Chiến lược không hay cần làm rõ hình thức Chiến lược và thẩm quyền của Chiến lược. Đồng tình với các ý kiến trên, vị này cho rằng, cần bổ sung thêm cơ sở lý luận và thực tiễn tại phần 5.1 Chiến lược PCTN của một số nước trên thế giới.
Tại Chương 2, nôi dung của thực trạng cần phải bám theo nội dung Chiến lược Quốc gia PCTN đến năm 2020. Tuy nhiên, do chưa có báo cáo tổng kết Chiến lược này nên Ban CN sẽ gặp khó khăn.
“Nhưng tôi cho rằng, tại chương này cần đánh giá thực trạng theo một mục lớn bao gồm thực trạng và đánh giá thực trạng Chiến lược”, vị này nói.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.
Minh Huyền
22:30 22/11/2024(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.
Lê Phương
21:51 22/11/2024Nguyễn Điểm
15:57 22/11/2024Trần Quý
13:17 22/11/2024Hương Giang
Trần Kiên
Bùi Bình
Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam