Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Các phương pháp thống kê thay đổi theo kịp tiến trình phát triển xã hội

Nguyễn Điểm

Thứ hai, 19/06/2023 - 22:41

(Thanh tra) - Tại Tọa đàm "Số liệu thống kê và truyền thông chính sách" ngày 19/6, bà Nguyễn Thị Hương - Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê nhấn mạnh, hiện các phương pháp thống kê đã có những thay đổi để theo kịp tiến trình phát triển của xã hội.

Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê. Ảnh: Nguyễn Điểm

Bà Hương cho biết, sự vận động không ngừng của đời sống kinh tế - xã hội, nhiều lĩnh vực, ngành nghề mới nảy sinh, sự tiếp cận đa dạng của người dùng tin cùng sự bùng nổ của công nghệ liên quan đến mọi mặt của đời sống đòi hỏi ngành Thống kê phải luôn vận động, đổi mới.

Do đó, với đặc thù của một ngành chuyên môn sâu, phương pháp luận của cơ quan thống kê luôn tuân thủ theo chuẩn mực của quốc tế và phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

Bà Nguyễn Thu Oanh, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá cho biết, toàn quốc có khoảng 40.000 điểm điều tra giá với địa điểm kinh doanh ổn định, thuộc các loại hình kinh tế.

Hiện nay, cơ quan thống kê đã triển khai điều tra giá tiêu dùng bằng thiết bị điện tử CAPI tại 63 tỉnh, thành. Từ đó, chất lượng số liệu điều tra được nâng cao đồng thời minh bạch quá trình điều tra, rút ngắn thời gian sản xuất số liệu và tiến tới hội nhập với thống kê thế giới.

Bà Đỗ Thị Ngọc, Vụ trưởng Vụ Thống kê Tổng hợp chia sẻ, Tổng cục Thống kê đã biên soạn các phân tích chuyên sâu cung cấp cho người dùng. Đây cũng là cơ sở để các nhà báo, phóng viên sử dụng biên tập làm thông tin, tư liệu viết bài về tình hình kinh tế - xã hội.

Gần đây nhất, ngành có những báo cáo chuyên đề phân tích nhằm nêu bật lên sự phục hồi trở lại của nền kinh tế (như báo cáo: Nỗ lực phục hồi, xuất, nhập khẩu năm 2022 đạt kỷ lục mới; doanh nghiệp tái gia nhập tăng cao kỷ lục trong 8 tháng của năm 2022).

Tạm hoãn sự kiện đạt mốc 100 triệu dân là điều đáng tiếc

Thông tin tại toạ đàm, ông Nguyễn Trung Tiến - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, đến tháng 4/2023, dân số Việt Nam đạt quy mô 100 triệu dân. Vì vậy, Việt Nam trở thành một trong 3 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đạt mức 100 triệu người.

Đây là một sự kiện quan trọng, vậy nên Tổng cục Thống kê đã triển khai các công tác chuẩn bị, trong đó có công tác tuyền thông công bố sự kiện 100 triệu dân.

Ngoài ra, Tổng cục Thống kê đã trao đổi với các bộ ngành, thống nhất vào tháng 4 sẽ công bố sự kiện Việt Nam đạt 100 triệu dân.

Tuy nhiên, đến thời điểm chuẩn bị tổ chức, Bộ Công an đã có công văn gửi Văn phòng Chính phủ đề nghị tạm hoãn tổ chức sự kiện này do dân số Việt Nam đã vượt 100 triệu, từ cơ sở dữ liệu dân cư của ngành Công an.

Ông Tiến bày tỏ: “Đây là một sự kiện quan trọng được Chính phủ giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Tổng cục Thống kê thực hiện. Do đó, việc tạm hoãn là điều rất đáng tiếc, không mong muốn”.

Về nguyên nhân chênh lệch, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, “Bộ Công an trao đổi đã cấp mã định danh cho khoảng 104 triệu người, trong khi con số của ngành Thống kê là mốc 100 triệu dân. Sau khi thực hiện rà soát, tính toán lại, cho thấy khái niệm, phạm vi thu thập thông tin khác nhau”.

Việc xảy ra chênh lệch này là do Bộ Công an cập nhật bao gồm cả công dân Việt Nam làm việc tại nước ngoài. Trong khi đó, số liệu của Tổng cục Thống kê chỉ ghi nhận dân cư trong nước.

Theo Bộ Ngoại giao, hiện có khoảng 5 triệu công dân Việt Nam đang làm việc tại nước ngoài, con số này trùng khớp với con số dư ra của Tổng cục Thống kê.

Ông Tiến cho rằng, do 2 cách tính khác nhau, khái niệm khác nhau, số liệu khác nhau dẫn đến việc xảy ra chênh lệch. Nếu trừ đi số lao động đang làm việc tại nước ngoài, Việt Nam sẽ có công dân thứ 100 triệu vào tháng 4/2023.

Liên quan đến vấn đề này, ông Phạm Hoài Nam - Vụ trưởng Vụ Thống kê Dân số và Lao động cho rằng, việc rà soát lại số liệu của Tổng cục Thống kê và Bộ Công an không phải để xác định cơ quan nào đúng, mà để xác định số liệu bị khuyết ở điểm nào, chưa trùng khớp ở đâu.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.

Minh Huyền

22:30 22/11/2024
Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.

Lê Phương

21:51 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm