Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bộ Tư pháp: Chú trọng thi hành pháp luật gắn với kiểm tra, xử lý văn bản

Thái Hải

Thứ hai, 11/05/2020 - 22:33

(Thanh tra) - Bộ Tư pháp cho biết, tiếp tục tăng cường đôn đốc, kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn thi hành; chú trọng theo dõi thi hành pháp luật gắn với thực hiện tốt công tác kiểm tra, xử lý văn bản, nhất là những văn bản có tác động trực tiếp, rộng rãi đến người dân và doanh nghiệp.

Chú trọng công tác theo dõi thi hành pháp luật gắn với thực hiện công tác kiểm tra, xử lý văn bản. Ảnh minh họa: Internet

Từ đầu năm đến nay, mặc dù tình hình dịch Covid-19 diễn biến nhanh, phức tạp nhưng Bộ Tư pháp đã chủ động kịp thời tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 về các vấn đề pháp lý liên quan đến công tác chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh.

Bộ Tư pháp đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trên mọi lĩnh vực công tác của Bộ. Đặc biệt, nhiều dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Tư pháp đã được cung ứng trực tuyến với mức độ 4 (mức độ cao nhất) như: Đăng ký giao dịch bảo đảm, lý lịch tư pháp...

Bộ đã tập trung xây dựng Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính để trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 9. Đồng thời xây dựng và trình Chính phủ thông qua đề nghị xây dựng Luật Tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự.

Đặc biệt trong tháng 3, Chính phủ đã ban hành 4 văn bản do Bộ Tư pháp chủ trì xây dựng, nâng tổng số văn bản được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành trong quý I/2020 lên 12 văn bản. Theo chương trình công tác của Chính phủ, quý I/2020, Bộ Tư pháp có nhiệm vụ xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 3 văn bản. Bộ đã hoàn thành 100% văn bản theo yêu cầu.

Trong quý I, Bộ cũng đã thẩm định 48 dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), 8 đề nghị xây dựng VBQPPL, trong đó có một số dự án luật quan trọng như: Luật Thỏa thuận quốc tế; Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi); Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi); Luật Khám chữa bệnh (sửa đổi); Luật Biên phòng Việt Nam...

Về kết quả công tác thi hành án dân sự (THADS) 6 tháng (từ 1/10/2019 đến 31/3/2020): Thi hành xong 259.820 việc, đạt 52,97%; thi hành xong hơn 24.939 tỷ đồng.

Bộ Tư pháp đã chỉ đạo các địa phương tiếp tục tập trung giải quyết các vụ việc thi hành án trọng điểm, các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp và các vụ việc thi hành án liên quan đến tín dụng ngân hàng; thực hiện nghiêm túc các quy định về THADS liên quan đến khoản nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Tiếp tục xây dựng Đề án trình Ban Bí thư ban hành Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.

Về công tác hộ tịch, quốc tịch, nuôi con nuôi, Bộ Tư pháp đã ban hành 64 công văn hướng dẫn nghiệp vụ hộ tịch và 9 công văn hướng dẫn nghiệp vụ chứng thực; tham mưu, trình Chủ tịch nước giải quyết đối với 1.290 trường hợp xin thôi quốc tịch Việt Nam; 4 trường hợp xin nhập quốc tịch Việt Nam; trả lời kết quả tra cứu quốc tịch Việt Nam đối với 458 trường hợp...

Bộ Tư pháp cho biết, sang quý II, Bộ tiếp tục tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn, khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến (trong việc giải quyết thủ tục hành chính mức độ 3, mức độ 4) trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng Dịch vụ công Bộ Tư pháp.

Tập trung xây dựng, nghiên cứu xây dựng: Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật Tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự. Phối hợp chỉnh lý, hoàn thiện Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành VBQPPL và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp và đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020.

Tiếp tục triển khai xây dựng Đề án trình Ban Bí thư ban hành Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.

Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng thẩm định các đề nghị xây dựng, dự thảo VBQPPL; theo dõi, đôn đốc, kiểm soát chặt chẽ tình hình xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành; chú trọng công tác theo dõi thi hành pháp luật gắn với thực hiện tốt công tác kiểm tra, xử lý văn bản, nhất là những văn bản có tác động trực tiếp, rộng rãi đến người dân và doanh nghiệp.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.

Minh Huyền

22:30 22/11/2024
Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.

Lê Phương

21:51 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm