Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bỏ đề xuất trích 70% tiền xử phạt cho cảnh sát giao thông

Hương Giang

Thứ hai, 25/03/2024 - 09:43

(Thanh tra) - Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ mới nhất trình ra Hội nghị Đại biểu Quốc hội chuyên trách đã bỏ đề xuất trích 70% tiền xử phạt cho cảnh sát giao thông.

Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ mới nhất bỏ đề xuất trích 70% tiền xử phạt cho cảnh sát giao thông. Ảnh minh họa: Nguồn ảnh: Internet

Theo chương trình Hội nghị Đại biểu Quốc hội chuyên trách từ 26-28/3 tới, một số vấn đề lớn Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ sẽ được bàn thảo.

Đây là dự luật đã được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp 6 (tháng 10/2023), và dự kiến thông qua tại kỳ họp 7 (tháng 5/2024).

Trước khi trình ra hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách, Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp thứ 31, ngày 15/3.

Khi đó, khoản 1, Điều 5, Dự thảo Luật có quy định: “Lực lượng cảnh sát giao thông được trích không thấp hơn 70% khoản tiền xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ sau khi nộp vào ngân sách Nhà nước và không thấp hơn 30% khoản tiền thu được từ đấu giá biển số xe sau khi nộp vào ngân sách Trung ương theo quy định của pháp luật để phục vụ công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị, hiện đại hóa lực lượng cảnh sát giao thông”.

Tuy nhiên, tại dự thảo luật mới nhất, quy định trên đã bỏ. Theo đó, khoản 1, Điều 5 dự thảo luật chỉ quy định: Huy động, sử dụng các nguồn lực để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Bảo đảm ngân sách, cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị hiện đại, các điều kiện bảo đảm và nâng cao năng lực thực thi nhiệm vụ của lực lượng trực tiếp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Trước đó, đề xuất trích 70% tiền xử phạt cho cảnh sát giao thông là vấn đề được cơ quan thẩm tra là Thường trực Ủy ban Quốc phòng An ninh đề nghị Chính phủ báo cáo làm rõ hơn, để phù hợp với quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cũng băn khoăn về cho rằng, “Chính phủ phải có báo cáo đánh giá tác động, làm rõ tác động đến ngân sách nhà nước thế nào, tính phù hợp với các pháp luật có liên quan thế nào”.

Theo ông Tùng, Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính phải nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước và phải được quản lý, sử dụng theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước.

Cho nên, nếu quy định trích 70% tiền xử phạt cho cảnh sát giao thông là không thống nhất với quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Đề xuất trừ điểm giấy phép lái xe thực hiện thế nào?

Nội dung lớn nữa của của dự thảo là bổ sung quy định về điểm, trừ điểm giấy phép lái xe.

Dự thảo Luật Trật tự, An toàn giao thông đường bộ nêu rõ giấy phép lái xe được dùng để quản lý việc chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của người lái xe trên hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe

Giấy phép lái xe gồm 12 điểm.

Dự thảo luật quy định người lái xe có hành vi vi phạm phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ bị trừ điểm giấy phép lái xe theo quy định của Chính phủ.

Dữ liệu về điểm trừ đối với người vi phạm sẽ được cập nhật về hệ thống cơ sở dữ liệu ngay sau khi hình thức xử phạt có hiệu lực thi hành và thông báo cho người bị trừ điểm giấy phép lái xe biết.

Giấy phép lái xe được phục hồi đủ 12 điểm trong trường hợp chưa bị trừ hết điểm và không bị trừ điểm trong 12 tháng kể từ lần bị trừ điểm gần nhất

Trường hợp giấy phép lái xe bị trừ hết điểm, người được cấp giấy phép lái xe phải tham gia kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ do lực lượng cảnh sát giao thông tổ chức theo quy định của Bộ trưởng Công an.

Nếu có kết quả đạt yêu cầu, lái xe mới được phục hồi đủ 12 điểm trong bằng lái.

Theo đề xuất của Chính phủ, giấy phép lái xe mới đổi, cấp lại, nâng hạng được giữ nguyên số điểm của giấy phép lái xe trước khi đổi, cấp lại, nâng hạng. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có thẩm quyền trừ điểm giấy phép lái xe.

Cơ quan thẩm tra luật là Ủy ban Quốc phòng An ninh cho rằng quy định trừ điểm giấy phép lái xe là “cần thiết”.

“Quy định điểm, trừ điểm giấy phép lái xe là một biện pháp quản lý nhà nước văn minh, hiện đại để quản lý quá trình chấp hành luật của lái xe thay vì quản lý từng hành vi đơn lẻ”, cơ quan thẩm tra cho biết, một số nước như Trung Quốc, Đức, Singapore, Nhật Bản… cũng đang thực hiện quy định này.

Báo cáo của Chính phủ cho thấy mỗi năm, cơ quan chức năng tước có thời hạn trên 500.000 giấy phép lái xe.

Khi bị tước, người lái xe không được phép điều khiển phương tiện, dẫn đến tác động không nhỏ đến các hoạt động đi lại, sản xuất kinh doanh, đời sống hàng ngày của người dân.

Ngoài ra, việc tước giấy phép lái xe đang thực hiện thủ công, nhiều người vi phạm bỏ giấy phép không đến lấy, tồn đọng nhiều giấy phép lái xe tại cơ quan xử phạt, dẫn đến lãng phí, tăng chi phí, nguồn lực quản lý, nhưng vẫn chưa quản lý được quá trình chấp hành pháp luật của người lái xe.

Trong khi đó, với quy định trừ điểm, nếu giấy phép lái xe chưa bị trừ hết điểm, người lái xe tiếp tục được điều khiển phương tiện tham gia giao thông, không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân.

Cơ quan thẩm tra cho hay, nhiều ý kiến trong Thường trực Ủy ban cho rằng, quy định về điểm, trừ điểm giấy phép lái xe là một biện pháp quản lý Nhà nước không phải là hình thức xử phạt vi phạm hành chính.

Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị để bảo đảm tính thống nhất với quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, cần bổ sung quy định về trừ điểm giấy phép lái xe là biện pháp xử phạt bổ sung và sửa quy định về hình thức xử phạt bổ sung trong Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Cơ quan thẩm tra đề xuất, giao Chính phủ quy định cụ thể các hành vi vi phạm bị trừ điểm giấy phép lái xe, thẩm quyền trừ điểm, trình tự, thủ tục thực hiện trừ điểm, phục hồi giấy phép lái xe.

Tại phiên họp thứ 31, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản nhất trí với quy định này trong dự thảo luật.

So với dự thảo luật trình tại kỳ họp thứ 6, dự thảo luật đã được tiếp thu, chỉnh lý có 9 chương, 88 điều, số chương giữ nguyên và tăng 7 điều do bổ sung 4 điều mới; gộp 4 điều thành 2 điều; tách nội dung của một số điều thành 5 điều khác.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Đề tài “Đổi mới tổ chức hoạt động tiếp công dân của hệ thống chính trị Việt Nam” được xếp loại xuất sắc

Đề tài “Đổi mới tổ chức hoạt động tiếp công dân của hệ thống chính trị Việt Nam” được xếp loại xuất sắc

(Thanh tra) - Đề tài cấp bộ “Đổi mới tổ chức hoạt động tiếp công dân của hệ thống chính trị Việt Nam” do ThS Dương Văn Huế, Phó Chánh Văn phòng, Thanh tra Chính phủ làm Chủ nhiệm được Hội đồng Khoa học Thanh tra Chính phủ nghiệm thu với kết quả xuất sắc vào ngày 22/11.

15:37 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm