Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bài 2: Quy định cụ thể các trường hợp không được tham gia Đoàn thanh tra

Lê Phương

Thứ bảy, 03/12/2022 - 20:34

(Thanh tra) - Quy chế tổ chức và hoạt động Đoàn thanh tra của Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa được Tổng TTCP Đoàn Hồng Phong ký Quyết định số 465/QĐ- TTCP ban hành gồm 6 chương, 22 Điều quy định cụ thể về tổ chức, hoạt động Đoàn Thanh tra. TTCP đề nghị Thanh tra các bộ, ngành Trung ương, Thanh tra các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, nghiên cứu để ban hành Quy chế của cấp mình cho phù hợp.

Dự thảo Kế hoạch tiến hành thanh tra phải nêu rõ mục đích, yêu cầu

Về trình tự ban hành Quyết định thanh tra, phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra, Điều 4 Quy chế quy định, căn cứ Kế hoạch thanh tra hoặc nhiệm vụ thanh tra được giao, Thủ trưởng đơn vị chủ trì chi đạo việc thu thập thông tin, tài liệu, xây dựng dự thảo Quyết định thanh tra, tham gia ý kiến vào dự thảo Kế hoạch tiến hành thanh tra.

Dự thảo Quyết định thanh tra phải nêu rõ căn cứ, nội dung, đối lượng, phạm vi, thời kỳ, thời hạn thanh tra; cơ cấu tổ chức Đoàn thanh tra; nhiệm vụ của Đoàn thanh tra; trách nhiệm thực hiện Quyết định thanh tra.

Thủ trưởng đơn vị chủ trì báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Phó Tổng TTCP được phân công về dự thảo Quyết định thanh tra; tham gia ý kiến về dự thảo Kế hoạch tiến hành thanh tra; tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Phó Tổng TTCP được phân công để hoàn thiện dự thảo Quyết định thanh tra, chỉ đạo Trưởng đoàn thanh tra hoàn thiện dự thảo Kế hoạch tiến hành thanh tra.

Dự thảo Kế hoạch tiến hành thanh tra phải nêu rõ mục đích, yêu cầu; nội dung, đối tượng, phạm vi, thời kỳ, thời hạn thanh tra; phương pháp tiến hành thanh tra; tiến độ thực hiện, chế độ thông tin báo cáo; phân công nhiệm vụ thành viên Đoàn thanh tra; kinh phí, phương tiện và những vấn đề khác liên quan đến việc tổ chức cuộc thanh tra.

Thủ trưởng đơn vị chủ trì lập Phiếu trình kèm theo dự thảo Quyết định thanh tra, dự thảo Kế hoạch tiến hành thanh tra, Báo cáo kết quả nắm tình hình (nếu có). Phiếu trình được lập theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Quy chế.

Thủ trưởng đơn vị chủ trì có trách nhiệm gửi lấy ý kiến của Vụ Kế hoạch - Tổng hợp về nội dung, phạm vi, đối tượng, thời kỳ, thời hạn thanh tra; lấy ý kiến của Vụ Tổ chức cán bộ về nhân sự tham gia Đoàn thanh tra.

Chậm nhất 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Phiếu trình kèm theo dự thảo Quyết định thanh tra và dự thảo Kế hoạch tiến hành thanh tra, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tổng hợp có ý kiến về nội dung, phạm vi, đối tượng, thời kỳ, thời hạn thanh tra; Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ có ý kiến về nhân sự của Đoàn thanh tra vào Phiếu trình.

Trường hợp Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tổng hợp, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ có ý kiến khác thì cùng với Thủ trưởng đơn vị chủ trì báo cáo Lãnh đạo TTCP xem xét, phê duyệt.

Chậm nhất là 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo TTCP, Thủ trưởng đơn vị chủ trì hoàn thiện dự thảo Quyết định thanh tra, chỉ đạo Trưởng đoàn thanh tra hoàn thiện dự thảo Kế hoạch tiến hành thanh tra, trình Phó Tổng TTCP được phân công ký Phiếu trình, trình Tổng TTCP xem xét, phê duyệt.

Sau khi được Tổng TTCP phê duyệt, Phó Tổng TTCP được phân công ký ban hành Quyết định thanh tra và phê duyệt Kế hoạch tiến hành thanh tra.

Đoàn thanh tra có sự tham gia của đơn vị sự nghiệp

Về đề xuất người tham gia Đoàn thanh tra, Quy chế quy định, Thủ trường đơn vị chủ trì có trách nhiệm đề xuất số lượng, cơ cấu Đoàn thanh tra, dự kiến Trưởng đoàn thanh tra, Phó trường đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra. Cơ cấu Đoàn thanh tra có sự tham gia của đơn vị tham mưu, tổng hợp, đơn vị sự nghiệp thuộc TTCP.

Cụ thể, Đoàn thanh tra từ 5 đến 15 người thì bố trí từ 1 đến 2 công chức, viên chức; Đoàn Thanh tra từ 16 người trở lên thì bố trí không quá 3 công chức, viên chức.

Trường hợp Đoàn thanh tra không thể bố trí nhân sự quy định như trên thì Thủ trưởng đơn vị chủ trì phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ báo cáo Phó Tổng TTCP được phân công, trình Tổng TTCP xem xét, phê duyệt.

Thủ trưởng đơn vị chủ trì dự kiến Trưởng đoàn thanh tra, Phó Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra, trao đổi thống nhất với Vụ Tổ chức cán bộ, ý kiến Thủ trưởng đơn vị có cử người tham gia Đoàn thanh tra và báo cáo Phó Tổng TTCP được phân công, trình Tổng TTCP xem xét, phê duyệt.

Trường hợp cuộc thanh tra cần trưng tập cán bộ, công chức của cơ quan liên quan ngoài TTCP tham gia Đoàn thanh tra thì Thủ trưởng đơn vị chủ trì báo cáo Lãnh đạo TTCP để có văn bản đề nghị cử cán bộ, công chức tham gia Đoàn thanh tra.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.

Minh Huyền

22:30 22/11/2024
Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.

Lê Phương

21:51 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm