Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hoài Phương
Thứ ba, 02/11/2021 - 06:36
(Thanh tra)- Các nhà lãnh đạo G20 nhất trí, sẽ thu hút tích cực hơn nữa đông đảo chuyên gia và học giả, xã hội dân sự, các phương tiện thông tin đại chúng và doanh nghiệp tư nhân vào nỗ lực chống tham nhũng.
Hội nghị Thượng đỉnh G20 năm 2021, tổ chức ngày 30-31/10/2021 tại Italy. Ảnh: UN News
Trong 2 ngày 30-31/10, tại Thủ đô Roma, Italy, Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu (G20) đã họp hội nghị thượng đỉnh trực tiếp lần đầu tiên kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát.
Hãng Thông tấn TASS (Nga) dẫn tuyên bố được các nhà lãnh đạo G20 thông qua sau hội nghị thượng đỉnh, trong đó, đồng ý thực hiện các biện pháp cải thiện tính minh bạch tài chính nhằm chống tham nhũng và nơi trú ẩn an toàn cho những kẻ phạm tội tham nhũng cũng như tài sản của chúng.
"Chúng tôi cam kết chống lại bất kỳ hình thức tham nhũng mới và tinh vi nào. Chúng tôi tái khẳng định cam kết từ chối nơi trú ẩn an toàn cho những kẻ phạm tội tham nhũng và tài sản của chúng, theo luật chống tham nhũng trong nước và xuyên quốc gia. Chúng tôi cũng sẽ cung cấp cho các cơ quan có thẩm quyền thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời bằng cách áp dụng các biện pháp phù hợp về mặt pháp lý để cải thiện tính minh bạch về quyền sở hữu lợi ích trong nước và quốc tế của pháp nhân, các thỏa thuận và bất động sản, đặc biệt là các dòng chảy xuyên quốc gia", tuyên bố viết.
Các nhà lãnh đạo cũng nhất trí, sẽ thu hút tích cực hơn nữa cộng đồng chuyên gia và học giả, các tổ chức xã hội dân sự, phương tiện thông tin đại chúng, các doanh nghiệp tư nhân vào nỗ lực chống tham nhũng. Các nhà lãnh đạo G20 cũng đã thông qua Kế hoạch Hành động chống tham nhũng 2022-2024.
Liên hợp quốc kêu gọi phục hồi toàn thể, công bằng sau đại dịch
Tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Rome, Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres đã có bài phát biểu với tiêu đề: "Kinh tế toàn cầu và sức khỏe toàn cầu".
Ông Guterres kêu gọi các nhà lãnh đạo G20 đẩy mạnh nỗ lực để đảm bảo sự phục hồi toàn cầu sau đại dịch COVID-19 là công bằng, bao trùm và ngăn ngừa những đau khổ thêm nữa.
Đồng thời, người đứng đầu Liên hợp quốc kêu gọi công bằng vắc xin và thúc giục các nhà cầm quyền thể hiện khả năng lãnh đạo để cứu sống người dân và cho phép phục hồi sau đại dịch một cách toàn thể.
Ông Guterres cũng nhắc lại tầm quan trọng của G20 trong việc thông qua và phối hợp hành động để hỗ trợ chiến lược tiêm chủng toàn cầu do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dẫn đầu, với mục tiêu đến cuối năm nay đưa vắc xin đến tay 40% người dân ở tất cả các quốc gia và đạt 70% vào giữa năm 2022.
Trong tháng 10, WHO đã đưa ra chiến lược để giúp chấm dứt sự chênh lệch lớn trong đại dịch, khi người dân ở các nước nghèo tiếp tục gặp rủi ro, nguy hiểm, còn những người ở các nước giàu với tỷ lệ tiêm chủng COVID-19 cao được hưởng sự bảo vệ tốt hơn.
Những kết quả cụ thể đạt được trên 3 chủ đề trọng tâm
Tuyên bố chung của hội nghị đã nêu bật những kết quả cụ thể đạt được trên 3 lĩnh vực trọng tâm là: Y tế, kinh tế và chống biến đổi khí hậu.
Đối với lĩnh vực y tế, tuyên bố khẳng định tiêm phòng vắc xin là một trong những biện pháp quan trọng nhất để chống lại đại dịch COVID-19, tái khẳng định quyết tâm mở rộng quy mô miễn dịch để mang lại lợi ích chung trên toàn cầu.
Các nước G20 nỗ lực đảm bảo quyền tiếp cận kịp thời, bình đẳng và bao trùm đối với các loại vắc xin, phương pháp điều trị và chẩn đoán cho các nước thu nhập trung bình và thấp. Đặc biệt, mục tiêu tiêm chủng cho 40% dân số thế giới vào cuối năm nay và 70% vào giữa năm 2022 được các nhà lãnh đạo Nhóm G20 cam kết phấn đấu đạt được với sự giám sát của bộ trưởng y tế các nước thành viên.
Đối với lĩnh vực kinh tế, tuyên bố nhận định kinh tế toàn cầu đang dần phục hồi nhưng còn khá chênh lệch giữa các nước và tiếp tục đối mặt nhiều rủi ro, đặc biệt là nguy cơ xuất hiện các biến thể mới của virus gây bệnh COVID-19. Hội nghị ghi nhận bước tiến mang tính lịch sử khi các nước G20 đều thể hiện sự ủng hộ “rộng rãi và xuyên suốt” về mức thuế tối thiểu toàn cầu 15% đối với các công ty đa quốc gia.
Đối với cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, hội nghị tái khẳng định cam kết duy trì nhiệt độ toàn cầu tăng không quá 2 độ C và nỗ lực giới hạn trên 1,5 độ C vào giữa thế kỷ so với thời kỳ tiền công nghiệp. Các nước G20 khẳng định nỗ lực huy động 100 tỷ USD/năm đến năm 2025 để hỗ trợ các nước đang phát triển; tích cực huy động các nguồn tài chính công và tư để hỗ trợ phát triển năng lượng xanh, bền vững và bao trùm, sớm chấm dứt việc tài trợ cho việc sản xuất điện từ than.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Viện Trần Nhân Tông có chuyên môn về Phật học, nhưng vẫn trúng gói thầu Biên soạn và xuất bản Bộ Địa chí huyện Đan Phượng với giá 8,347 tỷ đồng tại huyện Đan Phượng, dù nhà thầu này bỏ giá cao hơn 747 triệu đồng so với đơn vị.. . trượt thầu.
Công Thắng - Phạm Hoa
21:13 11/11/2024(Thanh tra) - Bộ Chính trị đề nghị Trung ương Đảng xem xét, xử lý kỷ luật các 2 nguyên Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ là các ông Ngô Đức Vượng và Nguyễn Doãn Khánh. Còn nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Dân Mạc do bị bệnh nặng nên chưa xem xét kỷ luật.
Hương Giang
20:28 11/10/2024Lê Phương
10:00 23/08/2024Phương Hiếu
21:34 22/08/2024Hương Giang
19:26 14/08/2024Hương Giang
15:49 03/08/2024Trung Hà
Thái Hải
Trần Trung
Lê Hữu Chính
Minh Tân
Hải Hà
Hương Giang
Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam