Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đại lộ tham nhũng

Thứ sáu, 18/04/2014 - 17:39

(Thanh tra)- 70 tỷ USD được đổ vào những con đường trong vòng 10 năm. Con số này đã khiến lĩnh vực cơ sở hạ tầng của Algeria bước lên đỉnh cao của… tham nhũng.

Công trình Đại lộ Đông - Tây ở Algeria_Ảnh elwatan

Trong một bản báo cáo kết quả điều tra vừa được công bố bởi Văn phòng Nhóm các doanh nghiệp Oxford (của Anh, viết tắt là OBG), trong vòng 1 thập kỷ qua, chính phủ Algeria, mà cụ thể là Bộ Giao thông và Bộ Công trình công cộng Algeria, do ông Amar Ghoul làm Bộ trưởng (trước khi làm Bộ trưởng Giao thông từ tháng 9/2013, ông Amar Ghoul làm Bộ trưởng Bộ Công trình công cộng Algeria từ tháng 6/2002 - 9/2013), đã tiêu tốn một khoản ngân sách khổng lồ đầu tư cho hạ tầng giao thông. Chỉ tính riêng trong 10 năm qua, từ 2002-2013, tổng cộng 70 tỷ USD đã được đầu tư cho hạ tầng giao thông Algeria, tức là bình quân 7 tỷ USD mỗi năm chỉ để làm… đường.

Mặc dù, không đưa ra con số chi tiết của từng dự án, nhưng báo cáo của OBG đã dẫn chứng ra con số đầu tư kinh khủng ở một dự án đình đám nhất, đó là dự án Đại lộ Đông - Tây. Lúc đầu, dự án này đã dự chi một con số thuộc hàng khủng nhất thế giới, đó là 7 tỷ USD. Thế nhưng, đến khi triển khai xây dựng con đường này, thực chi của nó tăng theo từng cung đường, lên 13 tỷ, 15 tỷ rồi cuối cùng chốt lại ở con số 18 tỷ USD.

Như vậy, theo tính toán của các chuyên gia, mỗi km của con đường này ngốn của ngân sách Algeria 9,95 triệu USD. Đó là giá tạm tính để làm đường, chưa kể đến những công trình phụ trợ dọc theo con đường này, như hệ thống chiếu sáng, cây xanh… Giá 9,95 triệu USD 1 km đường cũng chưa bao gồm một loạt những công trình phục vụ khác, bao gồm 42 điểm dịch vụ (trạm xăng dầu, dịch vụ sửa chữa, cứu hộ xe), 76 điểm dừng chân (nhà nghỉ, khu giải trí, bãi đỗ xe…), 57 trạm thu phí, 70 cầu vượt giao cắt…

Nếu so sánh với giá thành làm đường giao thông ở châu Âu, thì con số này cao gấp đôi. Lấy ví dụ, ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đan Mạch hay Thụy Điển, giá 1 km đường giao thông khoảng 3-4 triệu USD, ở Pháp và Đức là khoảng 5-6 triệu USD, đã bao gồm cả những công trình phụ trợ.

Còn nếu so sánh với một quốc gia cùng ở châu Phi, thì lấy dự án ở một quốc gia láng giềng với Algeria, đó là Maroc. Đại lộ Casablanca-El Jadid ở Maroc, có chiều dài 81 km, nhưng cũng chỉ có giá 2,7 triệu USD/km (bao gồm cả công trình phụ trợ). Hay như Đại lộ Marrakech-Agadir cũng của Maroc, giá hoàn thiện chỉ có 2,8 triệu USD cho 1 km.

Theo báo cáo của OBG, hầu hết hóa đơn thanh toán cho Dự án Đại lộ Đông - Tây đều bị tăng khống lên. Bình thường, ở những dự án khác, hóa đơn thường bị tăng khống từ 10-20%, nhưng riêng ở Dự án Đại lộ Đông - Tây, hóa đơn đã được tăng khống lên gấp đôi. Những doanh nghiệp tham gia vào dự án này, ngoài việc tăng khống hóa đơn thanh toán theo yêu cầu từ phía chủ đầu tư, còn phải chịu nhiều áp lực khác, nên họ cũng không biết làm gì khác ngoài việc… rút ruột công trình. Đó cũng là lý do khiến đại lộ này nhanh chóng xuống cấp, bị lún, bị nứt và phải sửa chữa liên tục.

Việc tăng khống giá thành, hiện nay, được cho là cách thức không chỉ che giấu an toàn cho những sai phạm, mà còn là cái ổ của tham nhũng. Trong khi, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều chọn cách đầu tư hạ tầng giao thông bằng hình thức BOT (xây dựng, khai thác và chuyển giao), như vậy, họ sẽ không phải bỏ ra đồng xu nào để làm hạ tầng giao thông, tất cả đều do các doanh nghiệp bỏ tiền ra làm, sau đó thu phí trong một thời hạn nhất định rồi chuyển giao lại. Thế nhưng, cách làm này lại khiến nhiều quan chức liên quan khó (hoặc ít) có cơ hội tham nhũng. Chính vì lẽ đó, Bộ Công trình công cộng Algeria đã nhanh chóng loại bỏ hình thức BOT ra khỏi chiến lược, kế hoạch phát triển của mình. Việc dùng ngân sách chính phủ đầu tư trực tiếp cho những dự án, những công trình trọng điểm quốc gia đã mở ra con đường đại lộ cho những hành vi sai phạm, tham nhũng.

Tất nhiên, hậu quả tất yếu của chính sách này sẽ dẫn tới chất lượng của những công trình xuống cấp trầm trọng. Và cùng với đó là sự xuống cấp đạo đức, trách nhiệm của những quan chức liên quan. Và cho đến nay, trả giá cho những hành vi này, đã có nhiều quan chức cấp cao của Bộ Công trình công cộng, Bộ Giao thông Algeria bị điều tra vì hành vi tham nhũng.

Nhật Anh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".

Hoài Phương

12:46 11/12/2024
Bồi dưỡng công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng cho cán bộ huyện Văn Yên và Trấn Yên

Bồi dưỡng công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng cho cán bộ huyện Văn Yên và Trấn Yên

(Thanh tra) - Ngày 3/12, tại Trung tâm Hội nghị huyện Văn Yên, Ban Nội chính Tỉnh ủy Yên Bái phối hợp với Huyện ủy Trấn Yên và Huyện ủy Văn Yên tổ chức lớp bồi dưỡng về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp năm 2024. Đây là một hoạt động quan trọng nhằm nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền trong các huyện của tỉnh Yên Bái, đồng thời, tạo ra những bước chuyển biến tích cực trong công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, và cải cách tư pháp.

Bùi Bình

17:18 03/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm