Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 15/05/2018 - 06:34
(Thanh tra)- Năm 2005 - lần đầu tiên quyền tự chủ đại học (ĐH) được ghi nhận trong Luật Giáo dục và được tái khẳng định một lần nữa trong Luật Giáo dục ĐH 2012, nhưng từ năm 1993, Viện ĐH Mở Hà Nội đã được giao quyền tự chủ.
TS Trương Tiến Tùng - Viện trưởng Viện ĐH Mở Hà Nội. Ảnh: HH
Theo TS Trương Tiến Tùng - Viện trưởng Viện ĐH Mở Hà Nội, 25 năm qua thực sự là những năm thấm đẫm mồ hôi và nước mắt của tập thể sư phạm và sinh viên nhà trường.
“Một mình một sân”
Viện ĐH Mở Hà Nội là đơn vị đầu tiên trong hệ thống các trường ĐH được giao quyền tự chủ, đến nay, nhà trường đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Gần đây nhất là đạt kiểm định chất lượng giáo dục ĐH và nhận Cờ Thi đua của Chính phủ.
Nói về hành trình tự chủ của nhà trường, TS Trương Tiến Tùng cho biết: Viện ĐH Mở Hà Nội được giao quyền tự chủ khi mới thành lập (vào năm 1993), ở đây là tự chủ chi thường xuyên. Nhà trường thu học phí theo trần quy định của Nhà nước, không có nguồn ngân sách dành cho lương cơ bản và quỹ phát triển sự nghiệp. Tự mình phải tạo “bầu sữa” cho mình, không được mơ tưởng tới… “bầu sữa mẹ”. Cách đi của Viện ĐH Mở Hà Nội thủa ban đầu khó khăn như vậy.
Ngoài khó khăn về tài chính, nhà trường còn không có hành lang pháp lý để hoạt động bởi đến năm 2005, quyền tự chủ ĐH mới được ghi nhận trong Luật Giáo dục và đến năm 2012 được tái khẳng định một lần nữa trong Luật Giáo dục ĐH. Vì vậy, hơn 10 năm, nhà trường phải tự xây dựng hành lang pháp lý cho riêng mình dựa trên các quy định của Nhà nước. “Một mình một sân hoạt động rất khó. Tất cả các bộ, ngành hành xử với Viện ĐH Mở đều nói một câu… chưa có tiền lệ”, TS Trương Tiến Tùng nhớ lại.
Những ngày đầu, cơ sở vật chất của nhà trường cũng rất khó khăn, phải thuê địa điểm ở khắp nơi làm giảng đường và phòng thí nghiệm, thầy trò nhìn nhau nhiều khi ứa nước mắt, thậm chí có người nhìn vào còn bảo… dẹp đi. Phải đến năm 2014, khi Nghị quyết 77 về thí điểm tự chủ ĐH của Chính phủ ra đời, lúc này 23 trường ĐH được giao tự chủ, đây thực sự là “luồng gió mới” với Viện ĐH Mở Hà Nội - nhà trường có “đồng đội” cùng tham gia, được huy động nguồn lực, được tự chủ toàn diện…
TS Trương Tiến Tùng cho rằng: Tự chủ trong điều kiện cơ sở vật chất khó khăn nên nhà trường rất vất vả. Sự vất vả ấy đã làm kéo dài thời gian đạt chuẩn chất lượng giáo dục. Vì vậy, năm 2018, khi được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt chuẩn giáo dục ĐH và được nhận Cờ Thi đua của Chính phủ, nhà trường rất vui, vui hơn tất cả các trường khác, bởi với Viện ĐH Mở Hà Nội đây thực sự là mồ hồi, nước mắt của tập thể sư phạm và sinh viên nhà trường, là sự ghi nhận của Đảng, Chính phủ về sự hi sinh của anh em làm công tác thí điểm.
Viện ĐH Mở Hà Nội đón nhận Cờ Thi đua của Chính phủ. Ảnh: Nhà trường cung cấp
“Vơ vét” tuyển sinh là… tự tay giết mình
Năm 2018, Viện ĐH Mở Hà Nội dành 2.970 chỉ tiêu để tuyển sinh ĐH chính quy. Các thông tin về cách thức tuyển sinh của Viện ĐH Mở Hà Nội không có nhiều thay đổi so với năm 2017.
Điểm mới, đáng chú ý nhất đối với các thí sinh là việc bổ sung 3 ngành đào tạo: Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành - Khoa Du lịch (trước đây là các chuyên ngành thuộc ngành Quản trị Kinh doanh); ngành Công nghệ Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa - Khoa Công nghệ Điện tử Thông tin và ngành Công nghệ Thực phẩm - Khoa Công nghệ Sinh học.
Tại tổ hợp xét tuyển, cũng có thay đổi khi bổ sung tổ hợp C00 - Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý.
Đến thời điểm này, TS Trương Tiến Tùng cho biết: Số lượng thí sinh nộp hồ sơ dự tuyển vào Viện ĐH Mở Hà Nội tăng trên 20% so với năm ngoái. Trong số này có 42% rơi vào nguyện vọng tốp đầu. Bức tranh đầu tiên của sơ tuyển đã khẳng định hướng đi đúng của Viện ĐH Mở Hà Nội bởi trong điều kiện còn nhiều khó khăn, nhưng nhà trường vẫn nhận được sự quan tâm của xã hội.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc, Bộ Giáo dục và Đào tạo bỏ quy định về điểm sàn trong mùa tuyển sinh năm nay khiến xã hội lo lắng các trường ĐH sẽ hạ điểm chuẩn để “vơ bèo vặt tép”, tuyển sinh bằng mọi giá? TS Trương Tiến Tùng thẳng thắn cho rằng: Điểm sàn là 1 trong những điều kiện sống còn để khẳng định thương hiệu của mỗi trường ĐH. Do vậy, Viện ĐH Mở Hà Nội sẽ tuân thủ theo đúng ý nghĩa của điểm sàn. “Vơ bèo vặt tép” là… tự tay giết mình.
Nhà trường nhìn nhận điểm sàn là giá trị khoa học, vì vậy phải dùng khoa học để xác định nó. Phải dùng định lượng không thể định tính.
Hiện nay, Viện ĐH Mở Hà Nội đã xây dựng cách xác định điểm sàn dựa trên 3 con số: Thứ 1 là phổ điểm nhập học những năm trước của nhà trường, thứ 2 phổ điểm của xã hội và thứ 3 là thống kê điểm sàn các năm gần đây nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo. “3 con số ấy cộng lại sẽ ra điểm đầu vào của trường, hiện chưa có phổ điểm của năm nay. Khi có rồi, chúng tôi sẽ công bố, nhưng chắc chắn điểm không thấp hơn so với 2 điều kiện kia” - Viện trưởng Trương Tiến Tùng khẳng định.
Ngoài đào tạo chính quy, Viện ĐH Mở Hà Nội còn là đơn vị đi đầu trong việc nghiên cứu, thử nghiệm mô hình giáo dục mở và đào tạo từ xa, xây dựng được mô hình đào tạo không tập trung, giúp cho người dân được tiếp cận với giáo dục ĐH mọi lúc, mọi nơi... Với những thành tích đạt được, Viện ĐH Mở Hà Nội đã khẳng định được "thương hiệu" từ... tự chủ.
Hơn 97% sinh viên tốt nghiệp có việc làm sau 1 năm ra trường Viện ĐH Mở Hà Nội tiến hành khảo sát tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp từ những năm 2008, 2009. Liên tục trong nhiều năm, nhà trường luôn nằm trong “top” các trường ĐH có tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm và việc làm đúng chuyên ngành cao nhất. Theo số liệu điều tra sinh viên tốt nghiệp năm 2016, tỷ lệ sinh viên hệ chính quy tốt nghiệp đã có việc làm trong vòng 1 năm đầu tiên đạt tỷ lệ trung bình hơn 97%; năm 2015 là hơn 94%. |
Hải Hà
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành văn bản chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), UBND các huyện, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học trên địa bàn tỉnh.
Trần Kiên
12:26 13/12/2024(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2018 - 2024, diễn ra ngày 12/12, tại Hà Nội.
Lê Phương
21:44 12/12/2024Lê Phương
20:16 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024TC
19:09 10/12/2024T.Thanh
18:00 10/12/2024Chính Bình
Nam Dũng
Trung Hà
T.Thanh
Thái Hải
PV
Lâm Ánh
Thanh Giang
P. B
Thu Huyền
Nguyễn Điểm
Nam Dũng