Theo dõi Báo Thanh tra trên
Nam Dũng
Thứ ba, 10/12/2024 - 11:32
(Thanh tra) - Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai luôn dành sự quan tâm đặc biệt, ưu tiên nhiều nguồn lực đầu tư và biên chế cho phát triển sự nghiệp giáo dục; đã ban hành nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách để phát triển giáo dục, nhất là ở vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đồng thời, đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện.
Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai luôn dành sự quan tâm đặc biệt, ưu tiên nhiều nguồn lực đầu tư và biên chế cho phát triển sự nghiệp giáo dục. Ảnh: ND
Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 22/11/2024 vừa được UBND tỉnh ban hành về tăng cường, nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách hỗ trợ, quản lý tài chính, tài sản, thiết bị trường học, các khoản huy động xã hội hóa, quản lý nội trú, bán trú, bảo đảm an ninh, an toàn trường học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn tỉnh.
Công tác quản lý, chỉ đạo của ngành giáo dục cũng đã có nhiều đổi mới, nhìn chung các cơ sở giáo dục đã thực hiện tốt, đảm bảo quy định và kịp thời về chế độ chính sách cho học sinh, giáo viên; tài chính, tài sản, thiết bị trường học được quản lý và sử dụng hiệu quả.
Đáp ứng nhu cầu học tập của người nghèo
Theo các chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực giảm nghèo, trình độ học vấn ảnh hưởng đến quá trình cải thiện sinh kế của người nghèo, cụ thể là trực tiếp cải thiện thu nhập, mức sống của người dân; trình độ học vấn càng cao càng mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp. Do đó, việc đáp ứng nhu cầu học tập của Nhân dân nói chung và người nghèo nói riêng trên địa bàn tỉnh Lào Cai luôn được các cấp, các ngành trong tỉnh, nhất là ngành Giáo dục và Đào tạo chú trọng triển khai thực hiện.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Lào Cai, một trong những giải pháp đem lại hiệu quả thiết thực trong đổi mới căn bản toàn diện của giáo dục đó là thời gian qua tỉnh Lào Cai đã thực hiện việc rà soát, sắp xếp trường, lớp đối với giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2022 - 2030, trong đó tập trung giảm, xóa, sáp nhập trường/điểm trường, giảm lớp, giảm học sinh ở điểm trường lẻ, tăng số học sinh ở trường chính, tăng số học sinh/lớp để tập trung đầu tư; gắn sắp xếp trường, lớp với thực hiện tinh giản biên chế, đáp ứng tốt nhu cầu học học tập của Nhân dân, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Theo thống kê, tính đến năm học 2024 - 2025, toàn tỉnh có 120 trường học (bao gồm phổ thông dân tộc bán trú) ở các cấp mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và với 1.668 lớp, tương ứng với trên 42.500 học sinh trên địa bàn các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao. Riêng đối với 10 xã nghèo nhất tỉnh có 31 trường, tương ứng 443 nhóm/lớp với trên 11.000 học sinh.
Cùng với chính sách hỗ trợ của Trung ương, thời gian qua ngành Giáo dục và Đào tạo đã chủ trì phối hợp với các sở, ngành tham mưu cho UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách của địa phương đảm bảo cho việc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trong việc hỗ trợ cho học sinh ở vùng cao, con hộ nghèo có điều kiện để học tập tốt hơn; học sinh bán trú cơ bản được ăn, ở, chăm sóc tại trường; đảm bảo đủ sách, bút, vở, đồ dùng học tập; gia đình các em bớt đi khó khăn; các cấp ủy, chính quyền địa phương và Nhân dân phấn khởi, tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường.
Qua đó đã góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu lớn của tỉnh, đó là củng cố, duy trì phổ cập giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là nâng cao tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần ở các xã vùng cao; nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực; xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội.
Để đảm bảo cơ sở vật chất trường lớp cho các cho các em học sinh thuộc 4 huyện nghèo và các xã nghèo trong tỉnh có môi trường học tập tốt nhất, thời gian qua công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp học đã được tỉnh quan tâm đầu tư, nâng cấp. Đến nay, 100% các cơ sở giáo dục đã có nhà lớp học kiên cố tại trường chính, nhiều trường có cảnh quan trường, lớp xanh, sạch, đẹp, văn minh, từng bước hiện đại; tổng số phòng học của các xã nghèo 1.839 phòng, trong đó phòng học kiên cố đạt 74,17%. Riêng 10 xã nghèo có 517 phòng học, trong đó phòng học kiên cố đạt 62,08%.
Cùng với đó, công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia tại các xã nghèo được quan tâm chỉ đạo, bước đầu đã đạt kết quả tốt, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, hiện có 77 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm 64,16%; trong đó có 15 trường thuộc 10 xã nghèo.
Tỉnh Lào Cai dành nguồn lực cả về vật chất và tinh thần cho sự phát triển của ngành Giáo dục. Ảnh: ND
Tăng cường đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho giáo dục
Trong các tiêu chí tính toán nghèo đa chiều, trong chiều cạnh giáo dục có chỉ tiêu xác định hộ nghèo là tình trạng đi học của trẻ em, cụ thể hộ gia đình có ít nhất 1 trẻ em trong độ tuổi đi học (5 - 14 tuổi) hiện không đi học. Thực tế theo kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo năm 2023 trên địa bàn tỉnh Lào Cai, trong số 47.500 trẻ em thuộc hộ nghèo trong tỉnh có 432 trẻ thiếu hụt về tình trạng đi học.
Bên cạnh đó, vật chất, thiết bị dạy học mặc dù đã được quan tâm đầu tư nhưng đối chiếu theo tiêu chí quy định vẫn còn thiếu các phòng học chức năng, các hạng mục phụ trợ, trang thiết bị dạy học... Nên việc xây dựng cơ sở vật chất trường học đạt chuẩn nông thôn mới còn khó khăn. Hơn nữa, ở vùng cao tiềm ẩn nhiều vấn đề tác động tiêu cực đến giáo dục, đó là vấn đề tảo hôn, người lớn di cư khỏi địa phương, sinh viên ra trường chưa tìm được việc làm, đời sống người dân vùng cao vẫn còn nhiều khó khăn.
Vì vậy, Sở Giáo dục và Đào tạo Lào Cai cho biết, bước sang năm 2025 và những năm tiếp theo, các đơn vị trong ngành Giáo dục và Đào tạo tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục, duy trì bền vững và nâng cao mức độ đạt chuẩn phổ cập và xóa mù chữ; có các giải pháp hiệu quả trong công tác tuyển sinh; huy động học sinh đến lớp, đảm bảo tỷ lệ chuyên cần nhất là ở các trường học vùng cao, các huyện nghèo, xã nghèo trong tỉnh.
Thực hiện việc rà soát, sắp xếp lại hệ thống trường, lớp theo hướng cụ thể đến từng lớp, từng thôn, bản; đẩy mạnh công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục trong việc giảm nghèo, đặc biệt là đối với người nghèo ở nông thôn và vùng dân tộc thiểu số; chú trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, người lao động trong ngành giáo dục và học sinh, gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục, trách nhiệm, đạo đức nhà giáo;...
Nâng cao hơn nữa năng lực công tác thanh tra, kiểm tra quản lý Nhà nước về giáo dục, tăng cường kiểm tra đột xuất việc thực hiện các chính sách hỗ trợ cho học sinh, giáo viên, nhân viên ở những nơi có dư luận không tốt hoặc đơn kiến nghị, phản ánh, tố cáo; phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định quản lý tài chính, tài sản, quy chế chuyên môn, nhiệm vụ giáo dục.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nhiều phụ huynh có con diện tuyển sinh đầu cấp (mầm non, tiểu học, THCS) năm học tới tỏ ra băn khoăn, lo lắng trước thông tin sắp xếp sát nhập cấp xã, phường hoàn thành trước 30/6/2025. Tuy nhiên, theo cán bộ ngành Giáo dục, việc sắp xếp cấp xã, phường không ảnh hưởng đến phân tuyến tuyển sinh đầu cấp hiện nay.
Thái Hải
(Thanh tra) - Ngày 01/04/2025, VinBigdata (thuộc Tập đoàn Vingroup) công bố triển khai Chương trình Đào tạo Kỹ sư AI Vingroup năm 2025. Học viên sẽ được đào tạo miễn phí với sự dẫn dắt của chuyên gia đầu ngành trong nước và thế giới. Đi cùng là cơ hội phát triển nghề nghiệp tại Vingroup cùng học bổng du học trường top đầu thế giới về công nghệ.
TC
Kim Thành
Trung Kiên
Trung Kiên
Hương Trà
Hải Hà
Hải Hà
Việt Tùng
Hoàng Hiệp - Mạnh Tiến
Minh Nghĩa
Hải Hà
Hương Giang
Trần Kiên
Thu Huyền
Mai Lê
Chính Bình