Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tạo đột phá trong giáo dục và đạo tạo cho vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ

Minh Tân

Thứ sáu, 14/07/2023 - 16:07

(Thanh tra) - Ngày 14/7, tại Quảng Trị, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội nghị Phát triển GD&ĐT vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; triển khai thực hiện Nghị quyết số 26 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tạo đột phá trong GD&ĐT cho vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ. Ảnh: PV

Trong những năm qua các tỉnh, thành phố đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của Bộ GD&ĐT trong lĩnh vực  GD&ĐT phù hợp với điều kiện thực tiễn địa phương. Tính đến nay, toàn vùng có hơn 12.300 cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được quan tâm đầu tư, phát triển cả về số lượng, chất lượng, từng bước đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.

Trong những năm qua, chất lượng giáo dục, đào tạo vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ từng bước được nâng cao. Ảnh: MT

Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học từng bước được tăng cường theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa và từng bước hiện đại hóa. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia các cấp học tăng dần hằng năm và cao hơn so với bình quân của cả nước.

Tổng chi ngân sách Nhà nước cho lĩnh vực GD&ĐT tại khu vực tăng dần qua các năm. Trong đó, tổng chi thường xuyên cho giáo dục chiếm khoảng 83,1% và tổng chi đầu tư chiếm 10,6% tổng chi ngân sách của vùng dành cho GD&ĐT.

Toàn vùng hiện có 44 cơ sở giáo dục đại học, trong đó có 2 đại học vùng là Đại học Đà Nẵng và Đại học Huế. Bình quân hằng năm, có hơn 31.000 sinh viên và hơn 2.400 học viên, nghiên cứu sinh tốt nghiệp, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng.

Mặc dù đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận, vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ vẫn là vùng có nhiều chỉ số phát triển thấp hơn mức trung bình của cả nước, việc phát triển văn hóa, xã hội vẫn chưa đáp ứng kịp yêu cầu trong tình hình mới.

Hội nghị lần này đã xác định quan điểm về phát triển GD&ĐT đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó tập trung tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút, trọng dụng nhân tài; thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Hội nghị nhằm thảo luận, nhận diện bức tranh giáo dục vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ hiện nay, đồng thời đề ra các giải pháp để phát triển.

Mục tiêu chung tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả GD&ĐT. Qua đó, đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân.

Mục tiêu đến năm 2030, các chỉ tiêu về chất lượng GD&ĐT của vùng không ngừng được nâng cao; khoảng cách về chất lượng giữa các địa phương dần được thu hẹp và tiệm cận với mặt bằng chung của cả nước. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt khoảng 75%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt khoảng 35 - 40%.

Để triển khai thực hiện được các mục tiêu trên, Bộ GD&ĐT đề nghị các địa phương tập trung triển khai 7 nhóm nhiệm vụ trọng tâm về: Quy hoạch mạng lưới cơ sở GD&ĐT; đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục; về điều kiện bảo đảm chất lượng GD&ĐT như đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, ngân sách Nhà nước đầu tư cho GD&ĐT.

Đồng thời, nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên; nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực; tăng cường hợp tác, kết nối và liên kết vùng nhằm phát triển ; xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách phù hợp để phát triển GD&ĐT.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại hội nghị. Ảnh: MT

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn bày tỏ: Vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước, nhất là về kinh tế biển và quốc phòng, an ninh biển, đảo của Tổ quốc.

Tuy nhiên, GD&ĐT của vùng vẫn còn những tồn tại, hạn chế và khó khăn, thách thức như: Nhiều chỉ số về phát triển còn thấp hơn mức trung bình của cả nước; chất lượng  chưa đồng đều giữa các địa phương trong vùng…

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh: Hội nghị là dịp để bộ và các đơn vị liên quan cùng với các địa phương thảo luận, nhận diện bức tranh giáo dục vùng hiện nay. Đồng thời trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về những việc đã làm được trong thời gian qua và trên cơ sở đó cùng nhau đề ra các giải pháp để phát triển giáo dục vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ đến năm 2030, tầm nhìn 2045.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sơn La tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học

Sơn La tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học

(Thanh tra) - UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành văn bản chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), UBND các huyện, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học trên địa bàn tỉnh.

Trần Kiên

12:26 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm