Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Sự cần thiết của chứng chỉ ngoại ngữ trong tiến trình hội nhập quốc tế

Thu Trang

Thứ hai, 07/12/2020 - 17:49

(Thanh tra) - “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có chất lượng cao, có số lượng, cơ cấu hợp lý và có khả năng sử dụng ngoại ngữ thành thạo trong công việc và làm việc trong môi trường quốc tế”. Đây là mục tiêu trong Quyết định số 1659/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Chương trình Quốc gia về học tập ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2019 - 2030”.

Ảnh minh họa: Internet

Thời gian gần đây, vấn đề bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học được dư luận quan tâm. Thậm chí, có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này.

TS Đỗ Văn Đương, nguyên Phó Trưởng ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cho rằng, cần nhìn nhận khách quan, với những điều kiện thi công chức, chuyên viên chính hay chuyên viên cao cấp thì điều kiện tiếng Anh, tin học là phù hợp. Tuy nhiên, đối với điều kiện thi tuyển cho công chức, viên chức... hoặc điều kiện để bổ nhiệm, tái bổ nhiệm.. thì cân nhắc độ tuổi, tránh người sắp về hưu vẫn phải thi hoặc các chức năng tái bổ nhiệm cho nhiệm kỳ công tác cuối là không nên.

Cũng theo nguyên Phó Trưởng ban Dân nguyện, những chứng chỉ do các trung tâm cấp thì không thực tế, còn các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cấp các chứng chỉ quốc tế uy tín, được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thì phù hợp. Những cơ sở cấp chứng chỉ quốc tế có năng lực, được thẩm định kĩ rồi thì đảm bảo cho phục vụ nâng cao năng lực trình độ, đảm bảo học tập liên tục đến khi đạt trình độ thì không nên bỏ. Các chứng chỉ quốc tế không ai có thể phủ nhận chất lượng và ứng dụng trong thực tế. Đây là điều kiện quan trọng để tiến tới hội nhập, nhất là trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.

Có điều, công tác đào tạo, bồi dưỡng chứng chỉ tiếng Anh tới đây cần được đổi mới theo hướng gắn với các chuyên ngành, nghề nghiệp, vị trí việc làm của công chức, viên chức để giúp đối tượng này nâng cao trình độ, nghiệp vụ, phục vụ tốt cho công việc, hội nhập quốc tế.

Một chuyên gia giáo dục khẳng định, chủ trương hội nhập quốc tế là một trong những chiến lược cơ bản, lâu dài mà Đảng và Nhà nước đã xác định để Việt Nam trở thành một nước có nền công nghiệp hiện đại. Trong đó, giáo dục giữ vai trò cực kỳ quan trọng, là quốc sách hàng đầu, phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.

Chuyên gia này dẫn chứng, năm 2019, sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1659/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Chương trình Quốc gia về học tập ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2019 - 2030”, các bộ, ngành, địa phương liên quan đã có văn bản triển khai Đề án. Bước đầu đã có một số bộ, ngành triển khai hiệu quả. Đây là quyết sách đúng đắn, thể hiện quyết tâm chính trị có tầm nhìn xa và có cơ sở thực tiễn vững chắc.

Song, cũng phải thừa nhận, thời gian qua, còn có những vấn đề trong triển khai, dẫn đến tình trạng một số trường, một số đơn vị tổ chức việc đánh giá, sát hạch, cấp chứng chỉ ngoại ngữ chỉ nặng về hình thức, không thực sự coi trọng chất lượng đào tạo, làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác đào tạo ngoại ngữ. Ở một góc độ nào đó, thậm chí còn gây nên bức xúc trong dư luận.

Bất cập là điều nhìn thấy rõ. Cần có cái nhìn thấu đáo rằng, bất cập ở đây không phải là chính sách mà là tại khâu đánh giá, kiểm định chất lượng của việc cấp chứng chỉ. Theo các chuyên gia, quan điểm đúng đắn trong mọi sự việc là sai đâu, sửa đó. Sai ở khâu kiểm định, đánh giá thì chỉnh sửa quyết liệt vào hệ thống cơ quan làm chuyên môn kiểm định, đánh giá và quy trình kiểm định, đánh giá để cấp chứng chỉ cho đúng chất lượng. Cần chọn lựa các đơn vị kiểm định, đánh giá năng lực ngoại ngữ đảm bảo trung thực khách quan, theo chuẩn quốc tế và chứng chỉ do các cơ sở đó cấp được áp dụng rộng rãi, được công nhận phù hợp với chuẩn tương đương các nước trong khu vực và thế giới.

Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức đã có quy định rõ, chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức gồm: Chứng chỉ chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; chứng chỉ chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; chứng chỉ chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm, kiến thức, kỹ năng chuyên ngành.

Chứng chỉ chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức là một trong những điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức được đăng ký dự thi nâng ngạch, đăng ký dự thi thăng hạng; xét bổ nhiệm vào ngạch, hạng và được học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch, chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề.

Và, như đã đề cập, năm 2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1659/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Chương trình Quốc gia về học tập ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2019 - 2030” với mục tiêu tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và khung năng lực theo quy định, có phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Đồng thời, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có chất lượng cao, có số lượng, cơ cấu hợp lý và có khả năng sử dụng ngoại ngữ thành thạo trong công việc và làm việc trong môi trường quốc tế.

Đi kèm với đó, nhiều giải pháp đồng bộ được xác định trong đó, có việc tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các bộ, ngành, địa phương và bản thân đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức về vai trò và sự cần thiết phải học tập, nâng cao năng lực ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu thực thi công vụ và làm việc trong môi trường quốc tế.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sơn La tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học

Sơn La tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học

(Thanh tra) - UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành văn bản chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), UBND các huyện, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học trên địa bàn tỉnh.

Trần Kiên

12:26 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm