Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nỗi lo gánh nặng tăng thêm

Chủ nhật, 13/10/2013 - 09:53

(Thanh tra) - Với những chính sách ưu đãi, khuyến khích rất rõ ràng cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, Chính phủ không chỉ cho thấy sự quan tâm, mà còn rất kỳ vọng vào sự phát triển bền vững của mạng lưới các trường ngoài công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân. Tuy nhiên, việc các Nghị định lớn (Nghị định 53/2006/NĐ-CP, Nghị định 69/2008/NĐ-CP) quy định các chính sách ưu đãi, khuyến khích công tác xã hội hóa giáo dục đưa vào thực tiễn chưa lâu lại được thay bằng Nghị định mới đã khiến không ít tập thể, cá nhân gặp khó khi không kịp xây dựng chiến lược phát triển cho nhà trường…

Nhiều trường công lập có thương hiệu ngay tại TP. Hồ Chí Minh cũng không đủ tiêu chí 6m2/học sinh

Thông tin Cục thuế TP. Hồ Chí Minh sẽ tiến hành truy thu tiền thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) 25% từ năm 2008 đến nay với các trường phổ thông ngoài công lập, không đáp ứng các điều kiện ưu đãi về xã hội hóa giáo dục (XHHGD) theo Quyết định 693/QĐ-TTg ngày 06/5/2013) của Thủ tướng Chính phủ khiến các trường đang hết sức lo lắng.

Bởi chiếu theo mức tính truy thu 25% mà Cục thuế TP. Hồ Chí Minh áp xuống, trường ít cũng bị truy thu trên 2 tỷ đồng, trường nhiều thì mức thuế phải đóng là trên 6 tỷ đồng. Điều đáng nói ở đây, mức thuế suất 25% mà Cơ quan tiến hành truy thu với các cơ sở giáo dục ngoài công lập không thể hiện mức thuế ưu đãi 10% dành cho các tập thể, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực giáo dục chỉ vì một quy định chưa thật sự “sát sườn” với thực tế: Diện tích đất tối thiểu/ đầu học sinh.

Theo TS. Phạm Thanh Tâm, Hiệu trưởng Trường THCS - THPT Hồng Đức, quận Tân Phú: Nghị định 53/2006/NĐ-CP thể hiện đầy đủ các chính sách ưu đãi, khuyến khích của Chính Phủ trong công tác XHHGD quy định rất rõ, không gây khó cho các trường: Đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, tất cả các trường ngoài công lập thành lập theo quy định của pháp luật sẽ được hưởng thuế suất thuế TNDN là 10% (thay vì 25% như những doanh nghiệp khác) trong suốt thời gian hoạt động.

Tuy nhiên, chính sách ưu đãi về mức thuế suất này chỉ kéo dài được đúng hai năm khi ngày 30/5/2008, Chính phủ ban hành Nghị định 69/2008/NĐ-CP (có hiệu lực từ 24/6/2008). Nghị định mới gần như thách đố các trường ngoài công lập, đặt ra một số điều kiện để được hưởng ưu đãi về thuế không bám sát thực tế địa phương khi yêu cầu như: Diện tích đất tối thiểu phải đạt là 8m2/trẻ (đối với bậc Mầm non), 6m2/học sinh (bậc phổ thông từ TH đến THPT), 30m2/học sinh (TCCN) và 55m2/sinh viên (bậc CĐ và ĐH).

Việc thay đổi điều kiện để được áp mức thuế suất ưu đãi 10% theo Nghị định 69/2008/NĐ-CP khiến nhiều trường lo lắng vì không dễ để có được quỹ đất nhằm đáp ứng điều kiện về quy định diện tích đất tối thiểu/ học sinh. Bởi với một trường có quy mô 1.500 học sinh, để được hưởng mức thuế suất 10%, họ cần phải có diện tích đất lên tới 9.000m2, đó là chưa kể các công trình phụ, phục vụ hoạt động giáo dục.

Cô Lê Thúy Hoà, Hiệu trưởng Trường THCS - THPT Thái Bình, quận Tân Bình chia sẻ: Ngay khi Nghị định mới có hiệu lực, chúng tôi biết chắc là mình sẽ “vướng” và tích cực tìm kiếm quỹ đất để thỏa mãn các quy định, nhưng đành bất lực vì không thể có được quỹ đất khổng lồ khi không nhận được nhiều sự hỗ trợ từ địa phương. “Tìm kiếm khắp nơi nhưng trường không thể có được diện tích đất mình mong muốn. Trường thì thành lập năm 1996, quy mô học sinh đã ổn định nên khi Nghị định 69/2008/NĐ-CP có hiệu lực chúng tôi không biết xoay sở thế nào khi việc đáp ứng một quỹ đất khổng lồ vượt quá khả năng”, cô Hoà nói.

Điều đáng nói từ năm 2008 đến nay, các trường vẫn đóng thuế TNDN là 10% và Cơ quan Thuế vẫn thu 10%, không xét đến điều kiện vừa nêu, nhiều trường chủ quan nên đã không xây dựng kế hoạch và chuẩn bị  định hướng phát triển cho mình khi quy mô học sinh ổn định qua hàng năm. Mà thực tế, cũng chẳng có mấy trường có đủ nguồn lực kinh tế khổng lồ nhằm đáp ứng các tiêu chí như quy định.

Có lẽ nhận thấy những bất ổn khiến nhiều trường gặp khó, mới đây Chính phủ đã ban hành Quyết định 693/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã sửa đổi, bổ sung một số nội dung về tiêu chí, tiêu chuẩn đối với các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục.

Trong quyết định sửa đổi lần này, có một chi tiết hết sức đáng lưu ý là quy định “diện tích đất tối thiểu” phải đạt đã chuyển thành “diện tích sàn tối thiểu”. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là sự thay đổi trên chỉ áp dụng từ bậc TCCN cho đến ĐH. Cụ thể, quy định diện tích đất tối thiểu bậc TCCN là 30m2/học sinh, được đổi thành “diện tích sàn xây dựng tối thiểu” 1,5m2/học sinh. Tương tự, “diện tích đất tối thiểu” ở bậc ĐH - CĐ là 55m2/sinh viên, được đổi thành “diện tích sàn xây dựng tối thiểu” là 2m2/sinh viên. Trong đó, tiêu chuẩn về diện tích đất xây dựng từ bậc MN cho đến THPT vẫn giữ nguyên. Sự điều chỉnh chưa thật công bằng trên khiến không ít người tỏ ra băn khoăn, bất bình vì khó khăn về quỹ đất thì ai cũng như nhau.

Nguyễn Tú

(Còn tiếp)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sơn La tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học

Sơn La tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học

(Thanh tra) - UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành văn bản chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), UBND các huyện, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học trên địa bàn tỉnh.

Trần Kiên

12:26 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm