Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 14/09/2014 - 11:49
(Thanh tra) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa "chốt" phương án của 1 kỳ thi quốc gia. Ngay sau khi Bộ GD&ĐT công bố, không ít chuyên gia giáo dục nhận định, đây chưa phải phương án hay, nhưng giúp cho việc dạy và học ổn định. Tuy nhiên, để tổ chức thành công thì vẫn còn chồng chất… nỗi lo.
Để tổ chức thành công1 kỳ thi quốc gia vẫn còn chồng chất… nỗi lo. Ảnh: Hải Hà
Chồng chất… nỗi lo
Năm học 2014 - 2015 "hứa hẹn" nhiều "sóng gió" bởi những thay đổi lớn trong toàn ngành Giáo dục. Trong đó, thay đổi về 1 kỳ thi quốc gia khiến dư luận đặc biệt quan tâm. Kỳ thi này được kỳ vọng sẽ giảm áp lực thi cử cho thí sinh, bớt tốn kém cho xã hội... mà vẫn bảo đảm được chất lượng “đầu vào” cho các trường đại học (ĐH). Liệu 1 kỳ thi có đạt được mục đích?
Theo Phương án Bộ GD&ĐT công bố, việc tổ chức 1 kỳ thi quốc gia được chia theo cụm. Bộ GD&ĐT sẽ công bố các cụm thi và giao nhiệm vụ chủ trì tổ chức thi, chấm thi cho các trường ĐH đủ năng lực, ngoài ra thí sinh không có nhu cầu thi ĐH, chỉ muốn xét công nhận tốt nghiệp thì sẽ thi tại địa phương.
TS Nguyễn Tùng Lâm đề xuất mỗi tỉnh, thành phải có 1 cụm thi. Ảnh: Hải Hà
Trao đổi về cách tổ chức này, TS Nguyễn Tùng Lâm - Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng cho rằng: Cách phân chia như vậy là chưa ổn, vì xét về mặt tâm lý, có thể lúc này các em không muốn học ĐH, nhưng sau lại muốn, không lẽ lại "chặn" đường học của các em. Khi các em thi ở địa phương đạt điểm cao, đủ điều kiện vào học ĐH thì vẫn nên cho các em “cửa” vào ĐH. Bộ GD&ĐT cần quan tâm đến việc này, nếu không sẽ tạo ra sự đối xử phân biệt kiểu "công dân loại 1", "công dân loại 2".
"Bộ cho biết sẽ tổ chức một số cụm thi. Số lượng bao nhiêu thì chưa rõ. Nhưng theo tôi, mỗi tỉnh, thành phải có 1 cụm thi, tức 63 tỉnh, thành thì có 63 cụm thi. Như vậy, học sinh và người nhà mới không phải "gồng gánh" đi xa, đỡ gây mệt mỏi và tốn kém", ông Lâm đề xuất.
Với việc Bộ GD&ĐT quy định 3 môn thi bắt buộc và 1 môn tự chọn, ông Lâm khẳng định chắc chắn học sinh sẽ học lệch. Giải bài toán này, ông Lâm đưa ra 2 lời giải: Thứ nhất, Bộ chấp nhận cho các trường dạy theo yêu cầu của học sinh. Nghĩa là, ngoài 3 môn thi bắt buộc, những môn còn lại sẽ được bố trí lại lớp học theo nhu cầu để dạy học. Thứ hai, hết học kỳ I hay đến tháng 1/2015, Bộ ra 8 đề thi cho 8 môn, để các trường tự tổ chức kiểm tra, đánh giá. Đó sẽ là căn cứ để các trường điều chỉnh cách dạy học cho phù hợp, học sinh cũng đánh giá được năng lực, sở trường của mình để quyết định chọn môn thi.
Thi tại địa phương vẫn có "cửa" vào ĐH
Trả lời câu hỏi thí sinh thi tại địa phương, nhưng vẫn muốn vào ĐH, ông Trần Văn Nghĩa - Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD&ĐT cho biết: "Cánh cửa" ĐH không hoàn toàn khép lại với những thí sinh này, bởi các em vẫn có thể thi vào những trường tuyển sinh riêng hay trường sử dụng kết quả học tập ở THPT để xét tuyển.
Ông Trần Văn Nghĩa: Thí sinh thi tại địa phương vẫn có "cửa" vào ĐH. Ảnh: Hải Hà
Giải bài toán học lệch, ông Nghĩa cho biết: "Có nhiều giải pháp trong quá trình tổ chức giảng dạy, chứ không chỉ ở kỳ thi. Trong quy định mới để xét tốt nghiệp, bên cạnh kết quả của kỳ thi chung, vẫn phải dựa vào kết quả các môn học lớp 12. Đây là 1 biện pháp để giảm học lệch".
Ông Nghĩa cũng khẳng định, chương trình học ở trường THPT sẽ không có thay đổi lớn, bởi yêu cầu của môn thi, hình thức thi khá ổn định để học sinh không phải học thêm gì khác so với năm vừa rồi. Tất nhiên sẽ có điều chỉnh chút ít liên quan đến kỳ thi đòi hỏi học sinh phải vận dụng năng lực kiến thức từ thực tế.
Trước lo ngại có thể xảy ra “loạn” trường thi vì nhiều trường ĐH không tin tưởng kết quả 1 kỳ thi nên tổ chức thi riêng, ông Nghĩa nói: Năm 2014 Bộ cũng đã giao cho các trường ĐH tự chủ trong tuyển sinh. Kết quả là chỉ có 62 trên tổng số hơn 400 trường có đề án tuyển sinh riêng. Đa phần vẫn tiếp tục sử dụng kết quả thi 3 chung.
Liên hệ như thế để thấy rằng, nếu như kì thi quốc gia này có độ tin cậy cao thì đa phần các trường sẽ sử dụng kết quả này. Bởi vì để ra một đề thi như đề tuyển sinh năm vừa rồi là một việc cực kì khó khăn, không phải trường nào cũng làm được. Vấn đề còn lại là phải tổ chức kì thi sao cho tin cậy để các trường có thể yên tâm sử dụng.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2018 - 2024, diễn ra ngày 12/12, tại Hà Nội.
Lê Phương
21:44 12/12/2024(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị dơ kết công tác bảo vệ bí mật Nhà nước năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo diễn ra ngày 10/12.
Lê Phương
20:16 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024TC
19:09 10/12/2024T.Thanh
18:00 10/12/2024Nam Dũng
11:32 10/12/2024PV
N. Phê
N. Phó
Trung Hà
CB
Đông Hà
Đông Hà
Hoàng Nam
Kim Thành
Cao Sơn
Trần Kiên