Theo dõi Báo Thanh tra trên
CTV Thạch Sơn
Thứ năm, 10/12/2020 - 10:11
(Thanh tra) - Bộ sách "Chân trời sáng tạo" cũng là một bộ sách của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGD VN). Như các bộ sách khác, bộ sách này có nhiều hạn chế về nội dung và ngữ liệu.
Ảnh: https://download.vn
Dưới đây là những nhược điểm của bộ sách được giáo viên phản ánh. Bộ sách do ông Bùi Mạnh Hùng làm Tổng Chủ biên và bà Nguyễn Thị Ly Kha làm Chủ biên. Điều đáng nói là, sách Tiếng Việt lớp 1 Bộ “Kết nối tri thức với cuộc sống” cả một núi sạn về ngữ liệu với những kiến thức thách đố học trò được rất nhiều báo chí nhặt mãi chưa hết, cũng do ông Bùi Mạnh Hùng làm Tổng Chủ biên.
Khối lượng kiến thức quá nhiều
Chia sẻ với Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam (4/10/2020), cô LTH (giáo viên ở Bảo Lộc, Lâm Đồng) cho biết: Trường cô chọn Bộ sách "Chân trời sáng tạo" của NXBGD VN. “Chưa năm nào dạy học lớp 1 lại áp lực, gian nan như năm học này”.
Cô H phân tích: “Dạy học theo sách giáo khoa (SGK) mới, phần học âm, học vần học sinh chưa nhớ, chưa nắm chắc đã vội vàng chuyển sang phân môn tập đọc”. Đến phần vần, sách dạy đến 3, 4 vần một bài. Kèm theo SGK có quá nhiều sách bài tập mà hầu như không có tác dụng. Thêm vào đó, sách quá nhiều hình ảnh khiến nội dung bị loãng và làm phân tán sự tập trung chú ý của học sinh. Các em tập đọc qua hình ảnh mà không nhớ mặt chữ. Cô H nêu ví dụ: “Hình ảnh con ghẹ, các con vừa nhìn vừa đọc “ghẹ”, thế nhưng sau đó cô viết từ “ghẹ” lên bảng, không còn hình ảnh, các con không biết đọc”.
Tranh ảnh nhiều và với kích cỡ quá to ở một số trang làm cho hình ảnh ở nhiều trang át phần chữ, làm cho học sinh chú ý nhiều đến hình mà quên chữ.
Bất cập nữa là phần khởi động qua tranh. Nhiều bức tranh giáo viên nhìn mãi mới ra nhưng lại áp dụng dạy cho học sinh lớp 1... là không phù hợp.
“Chương trình mới tăng tải chứ không giảm, giáo viên, học sinh, phụ huynh đều rất áp lực, học tập vô cùng vất vả”.
Báo Vietnamnet, mục Giáo dục “Góc phụ huynh” cũng phản ánh tâm trạng của phụ huynh có con học sách "Chân trời sáng tạo" “hoảng thật sự vì chương trình mới dạy nhiều thứ trong một tiết học quá, không biết làm sao con theo nổi”.
Các bài học trong cuốn sách từ bài 1 đã được chia khiên cưỡng thành các chủ đề
Các cô giáo đọc "Chân trời sáng tạo" ở giai đoạn chọn sách đã phản ánh: Đây là bộ SGK chia nội dung học chữ, vần vào từng chủ đề (Những bài học đầu tiên, Bé và bà, Đi chợ, Kì nghỉ,...). Mỗi chủ đề có 5 bài học chữ, vần.
Phần Luyện tập tổng hợp bắt đầu từ tuần 21 cũng chia các bài thành các chủ đề. Mỗi tuần có 4 bài đều là tên các bài Tập đọc. Mục lục mỗi tuần chỉ có tên mấy bài đọc nên giáo viên nhìn Mục lục thì không biết phải phân phối chương trình 12 tiết học Tiếng Việt trong 1 tuần như thế nào, khác hẳn Mục lục SGK lớp 1 cũ. “Cách đặt tên bài theo thứ tự trong từng chủ điểm không phù hợp đối với học sinh lớp 1. Giáo viên cũng khó khăn khi hướng dẫn học sinh mở sách học bài cũng như dặn dò học sinh chuẩn bị bài, ôn luyện bài khi ở nhà”.
Một số bài đọc, câu chuyện khiên cưỡng, tùy tiện sửa chữa bản gốc
Sách có những bài học không gắn gì với chủ đề. Ví dụ: Ngựa gỗ phi ra phố (tr.61), Bà ở quê ra cho cả nhà bé giỏ quà (tr. 67) có nội dung không liên quan gì đến chủ đề Đi sở thú.
Một số câu chuyện dạy nói cuối tuần tác giả tự nghĩ ra những chuyện như chuyện giáo dục đạo đức nhưng rất nhạt. Ví dụ: “Bé và chị đi chợ” (tr. 39, tập 1) kể chuyện nhặt ví tiền rơi. Truyện “Nghỉ hè” (tr. 49, tập 1), không hiểu sao dưới tranh 3 có câu: “Anh Đức bị con gì đó quấn chân” (khi lặn biển). Câu hỏi dưới tranh lửng lơ như thế thì không hiểu rồi anh Đức có làm sao không? Có thoát được cái gì đó quấn chân không? Tr. 109 có truyện tên là “Sóc và dúi” nhưng gần như không thấy nói gì đến sóc. Câu chuyện khiên cưỡng khuyên dúi phải chăm tập thể dục cho gầy đi mới chui ra được khỏi hang, gắn với chủ đề “Ngày Chủ nhật” chỉ ở chi tiết chuyện xảy ra vào chủ nhật. Truyện “Sự tích đèn Trung thu” trang 129 rất khó hiểu. Người lớn nhìn tranh cũng không trả lời được các câu hỏi và không hiểu câu chuyện được dẫn dắt thế nào.
Những câu chuyện nổi tiếng chắc chắn có nguồn thì bị vi phạm bản quyền nghiêm trọng, không được ghi tên tác giả. Ví dụ: “Rùa và thỏ” (tr. 79, tập 1), “Giấc mơ của một cậu bé” (tr. 169), “Khúc rễ đa” (tr. 179)... Điều đặc biệt là có những câu chuyện được viết lại một cách tùy tiện. Ví dụ: Truyện về hổ và thỏ, và mưu trí của thỏ không hiểu vì lý do gì mà tác giả tùy tiện đổi tên nhân vật thành Khỉ và sư tử (tr. 69, tập 1). Cứ theo cách này, tác giả lại “chế” thành mô tip khỉ và gà, hổ và chó...cũng nên.
Truyện “Rùa và thỏ” kể rất lạ! Bắt đầu bằng câu “Rùa rủ thỏ chạy thi”. Làm gì có chuyện một con rùa vốn biết mình không thể thi chạy với thỏ, bỗng dưng lên tiếng thách thức, khiêu khích thỏ cùng chạy thi với mình?
Văn bản đọc khô khan, một số bài đọc quá sức học sinh
Bắt đầu từ chủ đề 10, có rất nhiều bài dạy 3 vần, có cả những bài dạy đến 4 vần khó.
Một số bài đọc quá khó. Một số bài đưa cả tên riêng nước ngoài dạy lớp 1 là quá khó:
Bài “Người sáng chế chuột máy tính” (tr.163, tập 1) nói về máy tính, chuột, En-gôn-bát. Học sinh lớp 1 làm sao tiếp nhận nổi những thông tin này.
Bài “Thiên tài Ê-đi-xơn” (165, tập 1): Không biết Ê-đi-xơn có phải là người chế ra xe điện không?
Bài “Sinh nhật của Mich-ki” (trang 157, tập 1).
Bài “Luôn luôn vươn lên” viết về vua hề Sác - lô (167, tập 1).
Bài "Khu rừng kì lạ dưới đáy biển" (tr. 125, tập 2) phiên âm tên tác giả nước ngoài lạ hoắc là Giun-lờ Ven nên giáo viên không biết đó là ông nào? Hóa ra đó là tác giả quen thuộc Giuyn Véc-nơ.
Bài tập đọc "Chuyện xảy ra trên đường" (tr. 98, tập 2) e là không phù hợp. Ở thành phố lớn, cha mẹ chắc không để cho đứa trẻ lớp 1 tự đi đến trường.
Nhiều bài tập đọc là thơ nhưng không do nhà thơ viết nên giá trị giáo dục thẩm mỹ cho trẻ em qua thơ văn chắc là không ổn.
Sách có nhiều từ khó, từ địa phương, “sạn’ từ ngữ
Sách không tránh được dùng phương ngữ. Có cả từ khó, cực ít dùng như: ngoáp (tr. 23, tập 2). Không biết ngoáp là từ gì vậy? Chắc chỉ vì tác giả sách cần dạy vần oap nên từ đặc biệt đó được giới thiệu?
Có những từ dùng gượng gạo:
Mẹ cho bé bộ bi ve nhỏ xíu. (tr. 77, tập 1). Sao lại có cái gọi là bộ bi ve?
Ba xẻ mít (tr. 108, tập 1). Sao không là bổ mít mà lại là xẻ mít? Mặt trời viết sai chính tả. Phải viết là Mặt Trời (tr. 37)
Một loạt từ ngữ khó, chưa phù hợp theo ý kiến giáo viên. Ví dụ: “chả chìa” (tr. 55), “rối que” (tr. 82), “trống ếch” (tr. 126), “nấm mối” (tr. 130), “vàng rộm” (tr. 135), “cửa chớp” (tr. 145), “công kênh” (tr. 151), “riềng đỏ” (tr. 171), “muỗm leo” (tr. 175),…
Dạy tô chữ hoa không cần có mẫuGiáo viên phàn nàn nội dung dạy tô chữ hoa chỉ có một chữ hoa cỡ bé lít nhít, không có mẫu, không có chỉ dẫn đường nét, hướng bút (xem tr. 47 tập 2). Giáo viên nhìn SGK thì không thể hiểu cần hướng dẫn học sinh viết thế nào, chữ cỡ nào: cỡ to, cỡ nhỏ, hay cỡ nhỡ.
Tóm lại, các bộ SGK Tiếng Việt lớp 1 của NXBGD Việt Nam còn rất nhiều sạn. Bộ GD&ĐT cần yêu cầu Hội đồng Thẩm định và NXBGD VN rà soát và xác định nội dung sửa chữa một cách cụ thể, không chỉ đề nghị một cách chung chung. Điều này rất có ý nghĩa khi NXBGD VN là một doanh nghiệp thuộc Bộ.
Được biết, trước ý kiến của các cơ quan báo chí lên tiếng trong thời điểm vừa qua và hiện nay, NXBGD VN đã có chủ trương đề nghị lên Bộ GD&ĐT sửa lỗi ngữ liệu. Tuy nhiên, điều lạ là Bộ GD&ĐT vẫn chưa có công văn hồi đáp NXBGD VN. Bộ mới chủ trương rà soát, chưa yêu cầu NXB sữa lỗi. Trong khi học sinh đã học sắp hết kỳ 1. Hậu quả nhãn tiền là các em đã “đánh vật” với mấy bộ sách vừa sai, vừa dở, vừa khó.
Đề nghị Bộ GD&ĐT vào cuộc ngay lập tức, cho sửa chữa lỗi và phương án sửa công khai trên báo chí, như đã làm với bộ sách xã hội hóa Cánh Diều. Khi nào mới yêu cầu NXB GD VN sửa sai SGK tiếng Việt lớp 1, thưa Bộ trưởng?
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 21/11, ông Đặng Văn Hùng, Hiệu trưởng Trường THPT Nông Cống 2, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa cho biết, nhà trường đã tiến hành họp Hội đồng Kỷ luật, đưa ra hình thức kỷ luật đình chỉ học đối với 3 học sinh trực tiếp tham gia đánh bạn. Thời gian đình chỉ học trong 2 tuần, từ 19/11 đến 2/12.
Hương Trà
19:24 21/11/2024(Thanh tra) - Liên Chiểu được xem là địa phương đầu tiên trên địa bàn TP Đà Nẵng triển khai thí điểm 3 phòng học số và thư viện số trong trường học, giúp học sinh tiếp cận công nghệ thông tin trong học tập.
Ngọc Phó
16:21 21/11/2024Vũ Linh
19:00 20/11/2024Vũ Linh
16:22 20/11/2024Trà Vân
16:21 20/11/2024Trần Kiên
Bùi Bình
Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh