Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 17/01/2014 - 21:01
(Thanh tra) - Trung tâm Học tập cộng đồng (TTHTCĐ) có vai trò quan trọng góp phần chuyển hệ thống giáo dục từ “đóng” sang “mở”, tạo điều kiện cho mọi người dân được tiếp cận với giáo dục. Đó là nội dung quan trọng được Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển đưa ra tại Hội thảo “Đánh giá kết quả hoạt động các TTHTCĐ giai đoạn 2008 - 2013 và phương hướng phát triển trong thời gian tới”, tổ chức ngày hôm nay (17/1), tại Hà Nội.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển tại hội thảo. Ảnh: Hải Hà
Mạng lưới phát triển
Biểu đồ về sự phát triển mạng lưới TTHTCĐ. Ảnh: Hải Hà
Nhằm tập trung nguồn lực, nâng cao năng lực hoạt động của trung tâm, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của nhân dân, nhiều địa phương đã chỉ đạo xây dựng mô hình TTHTCĐ kết hợp với trung tâm văn hóa - thể thao, thư viện, bưu điện văn hóa xã. Cụ thể, đến năm 2013, có 1.932 TTHTCĐ kết hợp với trung tâm văn hóa - thể thao xã. Các địa phương còn lại đều xây dựng thí điểm từ 1 - 2 trung tâm về mô hình kết hợp trên.
Những năm qua, TTHTCĐ đã thực hiện việc học tập có hiệu quả cho mọi người theo phương châm: “cần gì học nấy”. Từ một số trung tâm thí điểm năm 1997, đến nay, toàn quốc đã có gần 10.877 trung tâm, đạt 97,5% số xã, phường, thị trấn có TTHTCĐ. |
Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo còn phối hợp với bộ đội biên phòng xây dựng mô hình thí điểm TTHTCĐ tại các xã biên giới thuộc các tỉnh: Lạng Sơn, Tây Ninh, Hà Tĩnh.
Bên cạnh phát triển về mạng lưới, số lượng người tham gia học tập tại TTHTCĐ tăng. Năm 2009, cả nước có 12.567.120 lượt người, đến năm 2013 có 13.987.416 lượt người, bình quân hàng năm có 14 triệu lượt người học các lớp chuyên đề; gần 35 nghìn lượt người tham gia lớp bồi dưỡng ngắn hạn; vài chục nghìn lớp học xóa mù chữ, cùng hàng triệu người tham gia sinh hoạt câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao…
Hiệu quả chưa cao
Đánh giá về hiệu quả của các TTHTCĐ, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho biết, hiện có 1/3 trung tâm hoạt động tốt, còn 2/3 trung tâm hoạt động trung bình hoặc yếu. Ở thành phố, các TTHTCĐ phát triển với các hình thức tổ chức đa dạng gắn với hoạt động của đô thị. Nhiều trung tâm ở nông thôn hoạt động tốt giúp người dân vươn lên xóa đói giảm nghèo. Đặc biệt, ở khu vực biên giới, các TTHTCĐ với sự tham gia của bộ đội biên phòng đã giúp người dân ở vùng biên xóa mù chữ.
Đồng quan điểm trên, PGS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo và Đào tạo, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam nói: "Phát triển TTHTCĐ có vai trò vô cùng quan trọng để nâng cao dân trí, khắc phục những bức xúc của xã hội hiện nay như nạn ô nhiễm môi trường, số người chết vì tai nạn giao thông cao… Tuy nhiên, nhìn thẳng vào sự thật mà nói thì hiện nay TTHTCĐ phát triển chưa tương xứng với sự phát triển của xã hội. Nói thẳng ra là phát triển èo uột".
Chứng minh cho luận điểm trên, PGS Trần Xuân Nhĩ nói, nhìn vào con số tổng kết, hiện nay Việt Nam có 90 triệu dân mà trong 1 năm chỉ có 14 triệu lượt người đến học tập tại TTHTCĐ. Trừ học sinh phổ thông và những người đau ốm, ít nhất 1 năm, chúng ta phải có 60 triệu người phải được học tập cái họ cần thiết. Phải 60 triệu người mà hiện chỉ có 14 triệu lượt người đến học. Con số này quá khiêm tốn. Làm thế nào 1 năm ít nhất phải được 100 triệu lượt người, tiến đến 200 triệu lượt rồi 300 triệu lượt người… đến học tập tại TTHTCĐ thì mới phát huy hết hiệu quả.
Muốn làm được điều đó, PGS Trần Xuân Nhĩ đưa ra 3 đề xuất. Thứ nhất, các địa phương cần phối hợp chặt chẽ giữa các thiết chế giáo dục phi chính quy như nhà văn hóa, bưu điện trung tâm, thư viện… thành 1 thiết chế. Thứ 2, cần bổ sung nguồn lực tài chính để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập cho các TTHTCĐ… Thứ 3, thay đổi phương thức quản lý để tránh chồng chéo.
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Công Hinh đánh giá cao hiệu quả hoạt động của TTHTCĐ. Ông Hinh khẳng định: Sự ra đời của các TTHTCĐ đã góp phần củng cố kết quả xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, tạo tiền đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đặc biệt, các TTHTCĐ góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống, phấn đấu làm giàu chính đáng của người dân thông qua việc dạy nghề ngắn hạn, tổ chức phổ biến kiến thức, kỹ năng chuyển giao khoa học công nghệ…
Tuy nhiên, ông Hinh bày tỏ băn khoăn vì hiện nay mạng lưới TTHTCĐ mới chỉ phát triển nhanh về số lượng, mà tổ chức hoạt động chưa thực hiệu quả, nhiều trung tâm còn hoạt động mang tính hình thức hoặc không hoạt động; thiếu giáo viên, tài liệu học tập, kinh phí hoạt động hạn chế…
Để khắc phục tình trạng trên, ông Hinh đưa ra một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển TTHTCĐ trong thời gian tới như: Đổi mới công tác tuyên truyền; củng cố mô hình hoạt động TTHTCĐ; huy động nguồn lực (nhân lực, kinh phí, cơ sở vật chất…) cho TTHTCĐ; tổ chức các lớp học tập linh hoạt, tạo điều kiện cho người học; chú trọng kiểm tra, đánh giá, xây dựng điểm, tổng kết thực tiễn…
Hải Hà
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành văn bản chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), UBND các huyện, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học trên địa bàn tỉnh.
Trần Kiên
12:26 13/12/2024(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2018 - 2024, diễn ra ngày 12/12, tại Hà Nội.
Lê Phương
21:44 12/12/2024Lê Phương
20:16 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024TC
19:09 10/12/2024T.Thanh
18:00 10/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền